Du học Đài Loan

Du học Đức cần chuẩn bị gì?

Chuẩn bị cho việc lên đường du học Đức

Cuộc sống bên nước ngoài không phải là thiên đường, du học có thể mang lại rất nhiều điều mới mẻ, nhưng không có nghĩa là bạn cứ sang đó và sẽ có được tất cả, mà nó đòi hỏi một sự quyết tâm và nỗ lực rất lớn. Dưới đây là những chia sẻ của bạn Nguyên Trung đã theo học tại Đức 5 năm.

Nếu bạn đã có quyết định cuối cùng về việc đi du học, những điều dưới đây sẽ gợi ý giúp ích một phần cho bạn.

Trước khi đi

  • Tìm hiểu kỹ tất cả thông tin về nơi bạn định tới, thông qua báo báo chí, internet, bạn bè, các diễn đàn, trung tâm tư vấn …
  • Học cách nấu một số món ăn cơ bản, cách đi chợ, chọn đồ, những việc thiết yếu cho cuộc sống tự lập một mình bên nước ngoài.
  • Tìm hiểu về mức sống, chi phí của nước bạn chuẩn bị đến, điều này rất quan trọng, nó giúp bạn ước lượng được số tiền cần thiết để tồn tại.
  • Tìm cách liên hệ với cộng đồng người Việt tại nơi bạn sắp tới, điều này sẽ giúp bạn sớm thích nghi và tránh những sai lầm không đáng có ban đầu.

Những việc chuẩn bị trước khi bạn đi

  • Tìm hiểu và đặt vé sớm, nếu nơi bạn đến không có ai đón và bạn mới đi lần đầu nên tìm hiểu trước từ sân bay về chỗ ở thế nào…
  • Kiểm tra thật kỹ các giấy tờ cần mang (Hộ chiếu, vé máy bay, các giấy tờ cần nộp cho trường).
  • Luôn photo các giấy tờ quan trọng, cất ở một vài nơi khác nhau, một số giấy tờ quan trọng để thành một bộ để ở nhà, phòng trường hợp cần gia đình bạn có thể gửi lại sang.
  • Tìm hiểu trước về những quy định hải quan của nước bạn đến, để tránh mang những đồ họ không cho phép, vídụ một số đồ ăn, đồ uống .
  • Chuẩn bị mua trước những đồ cần thiết, quan trọng, tránh sát ngày bay cập rập, kinh nghiệm là mang những thứ hữu ích và quan trọng nhất thôi. Bạn có thể hoàn toàn mua tại nước bạn tới.
  • Chuẩn bị trước một ít tiền lẻ của nước bạn đến để khi tới nơi bạn có thể mua đồ ăn, nước uống, gọi điện hay bắt taxi (chú ý cần cả tiền xu).
  • Đóng gói hành lý, kiểm tra lại kỹ các đồ cần mang. Hành lý gửi thường không được quá nhiều số cân cho phép, ví dụ bạn được mang 20kg, thì chỉ nên dao động từ 20-22kg. Hành lý xách tay thì chủ yếu là thật gọn gàng. Hành lý gửi nên đóng gói chắc chắn, ghi tên của bạn, chuyến bay, nơi đến, điện thoại liên lạc.
  • Chuẩn bị tinh thần, bạn có thể háo hức, buồn, xáo động, lo lắng, stress và rất nhiều thứ khác nữa nhưng phải xác định bạn sẽ phải tự quyết định tất cả, sẽ không có ai giúp được bạn ngoài chính bạn. Xác định quan trọng là đạt được mục tiêu của mình.

Những việc cần làm khi tới nơi

  • Liên lạc ngay với gia đình, bạn bè để mọi người biết bạn tới nơi an toàn
  • Tìm mua một vài đồ cần thiết nhất để làm quen trong mấy ngày đầu, một ít đồ ăn, uống…
  • Liên lạc với trường, thông báo địa chỉ thường trú của bạn, tìm hiểu các thông tin cần thiết, hỏi xem trường có thẻ giảm giá đi lại cho sinh viên hay không.
  • Mở tài khoản (trong trường hợp bạn mang nhiều tiền mặt, càng mở sớm càng tốt và cất tiền mặt trong tài khoản để đảm bao an toàn), chỉ mang một lượng tiền mặt nhỏ đủ tiêu những khoản lặt vặt
  • Tìm hiểu khu vực bạn sống, tìm các bến bus xung quanh, tìm hiểu xem nhà thuốc, bưu điện, các siêu thị, quán hàng ở đâu, giờ mở cửa.
  • Làm quen với các phương tiện công cộng, thời gian, bản đồ.
  • Tìm hiểu khu trường học, làm quen sử dụng các thiết bị, dùng Net, photo tài liệu, làm thẻ thư viện.

Đồ ăn cho tuần đầu tiên (khi chưa quen với việc đi chợ)

  • Đồ ăn thì chỉ nên mang theo ruốc, nhưng cần đóng gói hút chân không hoặc giấy bạc có tem mác. Còn ở nhà bạn nào  hào hứng ăn xúc xích Đức việt, thì Đức nổi tiếng với hàng chục loại xúc xích nên thoải mái thưởng thức.
  • Mì tôm không nên mang theo vì bên này bán đầy, cùng lắm nếu lo không kịp mua và sợ đau bụng lúc đầu chưa quen thì mang theo một vài gói mì.
  • Ở các thành phố lớn đều có cửa hàng hoặc là chợ châu Á nên nguyên liệu rất phong phú để chế biến đồ ăn Việt.
  • Có thể mang hạt giống một số loại rau thơm nếu thích trồng.

Những thứ cần thiết khác

  • Địa chỉ, điện thoại của mọi người: Khi cần còn liên lạc được.
  • Tai nghe có luôn mic: Có thể sẽ cần chat voice với mọi người vì gọi điện rất tốn tiền.
  • Đĩa CD software: Đĩa ca nhạc, từ điển, tin học, chuyên ngành.
  • Ổ cắm điện nhiều ổ của LIOA. Ổ cắm điện của Đức là loại 2 chân tròn, nên các thiết bị mang theo nếu là loại khác thì mua sẵn cái chuyển đổi.
  • Ảnh thẻ cỡ 3,5*4,5 nên chụp nhiều vì bên này chụp thường ko đẹp và đắt.
  • Nồi cơm điện nếu sang ở thành phố lớn như Berlin, Leipzig,.. thì ko cần mua, còn nếu các thành phố nhỏ thì nên mua luôn từ nhà.
  • Ô đi mưa vì mua ô bên này không bền mấy mà lại đắt.
  • Một số đồ lưu niệm nhỏ có thể đem sang nếu như còn cân (tặng quà các bạn sinh viên quốc tế khác, bên này rất chuộng đồ hand made).
  • Một ít tiền xu 2€ để ít nhất là lấy được xe đẩy hành lí ở sân bay.

Lưu ý về mang giấy tờ:

  • Đối với bạn nào đã có APS thì không cần mang theo giấy tờ bằng cấp bản gốc, còn đối với bạn nào không có APS (nhất là đối với anh chị sang học PhD thì cần mang theo bản gốc).
  • Tốt nhất là những giấy tờ quan trọng thì bỏ vào ngăn phía trong của balo đeo theo người. Còn những cái tối quan trọng hơn như tiền, passport thì bỏ vào túi nhỏ hơn theo chéo trước (loại có đóng nắp) hoặc bỏ vào túi phía trong của áo khoác.
  • Nhớ bỏ thêm ít tiền vào nữa, phòng trường hợp bị thất lạc hành lý, hay giỏ xách. (Cái này là phòng ngừa bị thất lạc thôi, chứ an ninh bên Đức khá ổn)

Những thứ không nên mang:

  • Dầu gội đầu, sữa tắm.
  • Sách, vở viết.

Chúc các bạn thành công!

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 22/02/2016 10:03
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....