Học đường

Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Xét tuyển ngành Mầm non

Cao đẳng Sư phạm Trung ương xét tuyển ngành mầm non

Cao đẳng Sư phạm Trung ương xét tuyển ngành mầm non. Xét học bạ ngành mầm non, tuyển sinh liên thông cao đẳng chính quy, cao đẳng chính quy, trung cấp chính quy, hệ vừa làm vừa học. Khoa Giáo dục mầm non có lịch sử hình thành và phát triển song song cùng sự phát triển của Nhà trường. Cách đây hơn nửa thập kỷ, tại các trường tiền thân của Nhà trường, Trường THSP Mẫu giáo Trung ương (đóng tại Phủ Lý, Hà Nam) và trường THSP Nuôi dạy trẻ trung ương (đóng tại Từ Liêm, Hà Nội), khoa đã tham gia đào tạo giáo viên mầm non cho ngành học.

Với truyền thống 25 năm đào tạo cao đẳng, với sự lãnh đạo của Ban chủ nhiệm khoa qua các thời kỳ (TS. Trần Thị Nga, TS. Hoàng Thị Oanh, TS. Nguyễn Thị Thu Hiền, ThS. Đinh Thị Nhung, TS. Trịnh Thị Xim, TS. Nguyễn Thị Xuân, ThS. Trần Thị Hằng) và các thế hệ CBGV có trình độ chuyên môn cao, tận tâm với nghề, Khoa Giáo dục Mầm non đã và đang hoàn thành nhiệm vụ của mình, đào tạo và bồi dưỡng hàng nghìn cán bộ quản lý ngành học và giáo viên mầm non có trình độ cao đẳng và trung cấp cho đất nước. Các thế hệ giáo viên mầm non do Khoa đào tạo đã trưởng thành, nhiều người đã và đang giữ những vị trí trọng trách, có sự đóng góp lớn cho sự phát triển của ngành giáo dục mầm non trong nước và quốc tế.

Thí sinh nộp hồ sơ trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh hồ sơ đăng ký về nhà trường. Nhận hồ sơ cả thứ 7 chủ nhật tại địa điểm sau:

  • Văn phòng Tuyển sinh – Trường Cao đẳng Sư phạm Trung Ương – Số 387, Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, tp Hà Nội.

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TUYỂN SINH NĂM HỌC 2020 - 2021 
HỆ CAO ĐẲNG GIÁO DỤC MẦM NON

1. Đối tượng tuyển sinh

Học sinh dự tuyển phải đảm bảo các tiêu chí sau:

  • Đã tham gia kì thi tốt nghiệp THPT năm 2020 và có điểm thi các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo đăng ký;
  • Đã tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề) và có điểm thi các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển theo kì thi Trung học phổ thông năm 2020.

 2. Hình thức xét tuyển

a) Xét tuyển theo kết quả kì thi THPT năm 2020:

Thí sinh cần đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố(Tham khảo năm 2018: 15 điểm)

b) Xét tuyển theo kết quả học tập lớp 12 bậc THPT, BTVH:

Ngành Giáo dục Mầm non (trình độ cao đẳng): học lực lớp 12 từ loại Khá trở lên và điểm trung bình các môn xét tuyển từ 6,50 trở lên.

Nội dung và hình thức thi các môn thi năng khiếu được công bố trên trang thông tin điện tử của Trường.

 
3. Tổ hợp các môn thi/xét tuyển ngành giáo dục mầm non

  • Giáo dục Mầm non tổ hợp M00:
  • Xét điểm thi 2 môn Văn, Toán; Thi năng khiếu gồm 2 nội dung: Đọc - kể diễn cảm và Hát

4. Hồ sơ đăng ký Xét tuyển

  • Phiếu đăng ký Xét tuyển cao đẳng chính qui theo mẫu của Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương (tải mẫu tại đây);
  • Bản sao Bằng tốt nghiệp hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời;
  • Bản sao công chứng Phiếu điểm thi tốt nghiệp THPT (bắt buộc nếu xét theo điểm thi tốt nghiệp THPT, dùng để xét điều kiện đầu vào nếu xét theo kết quả học tập ở THPT)
  • Bản sao Học bạ trung học phổ thông (Xét theo kết quả học tập ở THPT);
  • Bản chính Phiếu báo kết quả thi năng khiếu (của trường khác nếu có)
  • Giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có);
  • 02 ảnh cỡ 3x4cm chụp trong vòng 6 tháng;
  • Lệ phí Xét tuyển: 30.000đ/nguyện vọng.

5. Thời gian nhận hồ sơ

  • Theo qui định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Riêng đối với những ngành có thi tuyển năng khiếu, thời gian thi, đăng kí dự thi năng khiếu

           Đợt 1: Các ngày 20, 21 tháng 8 năm 2020 (đăng ký tại đây)

           Đợt 2: Các ngày 1, 2 tháng 9 năm 2020 (đăng ký tại đây)

           Đợt 2: Các ngày 21,22 tháng 9 năm 2020 (đăng ký tại đây)

           + Phiếu đăng ký dự thi năng khiếu có dán ảnh

           + Ảnh 3×4 (2 chiếc)

           + Lệ phí dự thi năng khiếu: 300.000 đồng/thí sinh

 
6. Phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh): Mức thu theo Qui  định về chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hiện hành của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Dowload phiếu dự thi năng khiếu.

---------------------------------------------------------------------------------------------

Sư phạm Mầm non đang là một trong các ngành rất HOT, được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về ngành này cũng như không biết khi học Sư phạm Mầm non thì cần học những môn gì. Bởi vậy, hôm nay chúng tôi viết bài viết này với mục đích giải đáp cho những ai đang thắc mắc về việc Sư phạm Mầm non học những môn gì cũng như tìm hiểu về cơ hội việc làm của ngành Sư phạm Mầm non.

Muốn thi Sư phạm Mầm non học những môn gì?

Để thi vào ngành Sư phạm Mầm non thì các bạn học sinh sẽ phải thi một trong hai khối là khối C hoặc khối M. Đối với khối C có 3 môn thi là Văn, Sử và Địa. Trong khi đó, khối M sẽ thi 3 môn Toán, Văn và năng khiếu. Trong đó, môn năng khiếu gồm 3 môn là đọc, diễn cảm và kể chuyện.

Tuy nhiên, chỉ có các bạn thi vào ngành Sư phạm Mầm non tại các trường Đại học, Cao đẳng mới cần quan tâm tới các môn học thuộc hai khối thi này. Còn các bạn học các trường trung cấp thì chỉ quan tâm vào việc học các môn bổ trợ cho công việc sau này của mình. Nguyên nhân là bởi các trường trung cấp có chính sách tuyển sinh đơn giản hơn. Các thí sinh chỉ cần có bằng THCS trở lên là đủ yêu cầu.

Sư phạm Mầm non học những môn gì?

Khi theo học ngành giáo dục Mầm non sẽ có khá nhiều môn học mà các bạn cần phải học. Vậu cụ thể Sư phạm Mầm non học những môn gì? 

– Học các môn đại cương: Trước khi học các môn chuyên ngành thì sinh viên ngành giáo dục mầm non sẽ phải học các môn đại cương để làm nền tảng cho các môn học sau. Một số môn đại cương phải học là chính trị đại cương, giáo dục học đại cương, tâm lý học đại cương,…

– Các môn chuyên ngành: Ngành giáo dục Mầm non có đặc thù riêng nên các môn chuyên ngành cũng khác với các ngành Sư phạm khác. Sinh viên ngành này sẽ học các môn chuyên ngành như mỹ thuật, âm nhạc, múa, vệ sinh dinh dưỡng, giáo dục mầm non,… Đây là những kiến thức hết sức quan trọng, phục vụ cho công việc của các bạn sau khi ra trường

Không chỉ có hai nhóm môn học trên mà các bạn sinh viên ngành này còn phải học thêm nhiều kỹ năng khác nữa, ví dụ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ngoại ngữ căn bản, kỹ năng tin học căn bản,… Đặc biệt, các bạn còn cần phải tìm hiểu cả các kiến thức để có thể hiểu được tâm lý của trẻ, từ đó đưa ra những phương pháp giảng dạy hiệu quả, phù hợp với sự nhận thức và phát triển của trẻ. Ngoài ra, việc biết làm các món đồ thủ công, vận dụng và chế tạo các vật dụng dạy học cũng giúp ích rất nhiều trong quá trình giảng dạy.

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 09/06/2020 03:00
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....