Giới thiệu về HUBT
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được thành lập tháng 6 năm 1996, do Giáo sư Trần Phương (Chủ tịch Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, nguyên Ủy viên Trung ương ĐCSVN (Khóa IV và V), nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) làm Hiệu trưởng. Trường đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba (nhân kỷ niệm 10 thành lập) và Huân chương Lao động hạng Nhì (nhân kỷ niệm 15 thành lập).
Tin liên quan:
1. Thông báo tuyển sinh Hệ Liên Thông chính Quy Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.
2. Thông báo tuyển sinh Hệ Liên Thông VHVL Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.
3. Thông báo tuyển sinh đại học từ xa (E-leanring) Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà nội.
Trường là một tổ chức hợp tác của những người lao động trí óc, tự nguyện góp sức, góp vốn để xây dựng và phát triển Trường bền vững, vì mục đích đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, không vì mục đích lợi nhuận.
Trường xác định sứ mệnh của mình là đào tạo các nhà kinh tế thực hành và các nhà kỹ thuật thực hành, tạo nguồn nhân lực cho việc hình thành một dàn cán bộ chủ chốt của các doanh nghiệp - những “binh đoàn chủ lực” trên mặt trận phát triển kinh tế xã hội theo hướng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Trường lấy đào tạo nghề nghiệp - thực hành làm định hướng chủ yếu, không chỉ quan tâm trau dồi kiến thức, mà trau dồi kiến thức phải đi đôi với rèn luyện kỹ năng thực hành, phát triển tư duy tìm tòi sáng tạo, kết hợp lý luận với thực tiễn; không chỉ quan tâm phát triển tài năng, mà phát triển tài năng phải đi đôi với bồi dưỡng phẩm chất đạo đức nhằm đào tạo thanh niên thành những cán bộ vừa hồng vừa chuyên.
Qua 19 năm hoạt động, Trường đã tiếp nhận 95.000 sinh viên, trong số đó, đã "cho ra lò" 46.000 Cử nhân, Kỹ sư, Kiến trúc sư và 700 Thạc sỹ. Hầu hết đều nhận được việc làm ngay sau khi ra trường, với mức lương tương đối cao.
Đội ngũ giảng dạy của Trường gồm 1124 giảng viên cơ hữu, trong số đó, 130 có trình độ Tiến sĩ, Phó Giáo sư, và Giáo sư, 320 có trình độ Thạc sĩ, phần còn lại là Cử nhân, Kỹ sư.
Ngoài giảng viên cơ hữu, Trường còn nhận được sự cộng tác của 300 giảng viên thỉnh giảng.
Trường được trang bị 4.000 máy vi tính nối mạng Internet, bảo đảm cho mỗi sinh viên một máy khi học và thực hành.
Khối lượng kiến thức của Chương trình đào tạo tương đối “nặng” so với các trường khác:
Đại học: 160 Tín chỉ so với 140 Tín chỉ
Cao đẳng: 120 Tín chỉ so với 100 Tín chỉ
Khối lượng kiến thức này đòi hỏi sinh viên phải học hành chuyên cần, nghiêm chỉnh. Những người ham chơi hơn ham học, muốn học giả mà lấy bằng thật thì không thích hợp với các chương trình này.
Nhà trường triệt để chống tiêu cực, chống gian lận trong thi cử, cấm tặng quà cáp cho thầy cô giáo. Bất cứ cán bộ nhân viên nào, nếu phạm vào điều cấm kỵ này, đều bị loại khỏi Trường. Nếu là sinh viên thì phải chịu hình thức kỷ luật nặng nhất.
Bậc học nào?
Với tấm bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, bạn đã có chiếc chìa khoá để mở cửa vào lĩnh vực kiến thức sau trung học, cũng tức là kiến thức của bậc Đại học. Lĩnh vực kiến thức này bao trùm hàng trăm hàng ngàn ngành nghề khác nhau.
Kiến thức sau trung học thường được chia làm 3 cấp độ để đào tạo, ứng với 3 mức thời gian (và 3 loại trường):
- 2 năm: Trung cấp chuyên nghiệp hay Cao đẳng cộng đồng
- 3 năm: Cao đẳng
- 4 năm: Đại học
Chia ra 3 cấp độ đào tạo là để tạo cơ hội học tập thuận tiện cho người học. Chỉ cần 2 năm là đã có một nghề trong tay để lập thân lập nghiệp. Có việc làm và thu nhập rồi thì dễ dàng bổ sung kiến thức (học liên thông) để đạt cấp độ cao hơn.
Thanh niên nước ta thường có tâm lý “sính đại học”, tưởng chừng như chỉ có bằng đại học mới tìm được chỗ đứng trong xã hội. Đó là một nhận thức sai lầm. Bất cứ xã hội nào, kể cả các xã hội có nền kinh tế tiên tiến như Âu Mỹ, cũng cần đến trình độ Sơ cấp, Trung cấp, Cao đẳng nhiều hơn trình độ Đại học. Một chuyên viên kế toán, một chuyên viên thương mại, một chuyên viên máy tính chỉ cần đạt đến trình độ Trung cấp, Cao đẳng là đủ thành thạo để đảm đương công việc rồi. Một doanh nghiệp nhỏ không cần đến một Cử nhân kế toán để đảm nhiệm chức vụ Kế toán trưởng. Một chuyên viên kế toán trình độ Trung cấp, Cao đẳng là đủ. Xác định như vậy rồi thì chẳng còn gì phải băn khoăn về bậc học. Bậc học nào cũng thành nghề, miễn là học hành cho nghiêm chỉnh.
Nghề gì?
Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội là một trường đào tạo đa ngành, đa cấp, đa hình thức.
Về trình độ Đại học, Trường đào tạo 16 ngành (nghề)
Nhóm ngành Kinh tế - Kinh doanh
-
Quản lý nhà nước
-
Quản lý kinh doanh
-
Kinh doanh Thương mại
-
Kinh doanh Du lịch
-
Tài chính
-
Ngân hàng
-
Kế toán - Kiểm toán
Nhóm ngành Kỹ thuật - Công nghệ
-
Công nghệ Thông tin
-
Kỹ thuật Điện - Điện tử
-
Kỹ thuật Cơ điện tử
-
Kỹ thuật Xây dựng công trình
-
Kiến trúc
-
Mỹ thuật ứng dụng
Nhóm ngành Ngoại ngữ
-
Tiếng Anh
-
Tiếng Trung
-
Tiếng Nga
Về trình độ Cao đẳng, Trường đào tạo 11 ngành (nghề):
- Quản lý nhà nước
- Quản lý kinh doanh
- Kinh doanh Thương mại
- Kinh doanh Du lịch
- Tài chính
- Ngân hàng
- Kế toán - Kiểm toán
- Công nghệ Thông tin
- Kỹ thuật Điện - Điện tử
- Kỹ thuật Cơ điện tử
- Kỹ thuật Xây dựng công trình
Về trình độ Thạc sỹ, Trường đào tạo 5 ngành (nghề):
- Quản lý kinh doanh
- Tài chính
- Ngân hàng
- Kế toán - Kiểm toán
- Kỹ nghệ phần mềm
Về hình thức đào tạo, ngoài hình thức đào tạo chính quy đối với tất cả các ngành thuộc các bậc học nêu trên, nhà trường còn tổ chức các Khoá đào tạo Đại học tại chức (vừa làm vừa học) đối với các ngành thuộc Khối Kinh tế - Kinh doanh và ngành Công nghệ Thông tin.
Hình thức đào tạo từ xa (E-Learning) được áp dụng đối với Chương trình đào tạo Cử nhân các ngành: Công nghệ Thông tin, Tài chính - Ngân hàng, Kế toán.
Đối với những người đã tốt nghiệp Trung cấp chuyên nghiệp, Cao đẳng, Cao đẳng nghề, nay muốn nâng cao trình độ lên Đại học, nhà trường có các Chương trình đào tạo liên thông lên Đại học- hệ chính quy. Theo học các chương trình này, học viên phải hoàn thành tất cả các học phần thuộc chương trình Đào tạo Đại học hệ chính quy của Trường, nhưng được miễn học lại những học phần đã hoàn thành ở các bậc học trước. Người nào không có điều kiện theo học hệ chính quy thì có thể chọn các Khoá đào tạo tại chức.
Hiện nay, có quá nhiều sinh viên hướng vào nghề kế toán. Điều đó cũng dễ hiểu: bất cứ cơ quan/doanh nghiệp nào cũng đều cần kế toán trưởng và chuyên viên kế toán. Nhưng cũng nên coi chừng: bất cứ nghề gì mà có quá đông người xô vào thì cũng sớm bão hoà. Vả chăng, không phải ai cũng thích hợp với nghề kế toán. Những người chưa ngồi ấm chỗ đã muốn đứng dậy, những người thiếu tính cẩn thận thì không dễ gì thích ứng với nghề này.
Trong nhiều thập kỷ qua, do thiếu vốn đầu tư, các ngành kỹ thuật - công nghệ ở nước ta ít được phát triển. Nhưng, mấy năm lại đây, dòng vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh, nhiều ngành công nghiệp hiện đại được xây dựng ở cả 3 miền đất nước, khiến cho nguồn nhân lực trình độ cao về kỹ thuật - công nghệ không đủ đáp ứng. Trước tình hình đó, sinh viên nước ta cần nhận biết đúng xu thế của thời đại, kịp thời định hướng nghề nghiệp của mình vào các ngành kỹ thuật - công nghệ.
Theo hubt.edu.vn