Việt Nam có hơn 85 triệu người thuộc 54 nhóm dân tộc khác nhau, cùng chung sống trên mảnh đất hình “chữ S” với diện tích 331.000 km2. Việt Nam có hơn 3.000 km bờ biển. Ba phần tư đất đai của Việt Nam là đồi núi và đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 28% tổng diện tích đất
Sáng 15/3, ngày hội Tư vấn tuyển sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với báo Tuổi trẻ, ĐH Bách khoa Hà Nội tổ chức đã thu hút sự tham dự của hàng nghìn học sinh trên địa bàn Hà Nội. Vụ phó Giáo dục Đại học Trần Anh Tuấn, Cục phó Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (Bộ GD&ĐT) Trần Văn Nghĩa, cùng trưởng phòng đào tạo các trường đại học, học viện đã tham gia giải đáp thắc mắc của học sinh.
Dưới đây là một số câu hỏi được đưa ra trong buổi tư vấn.
Lãnh đạo Vụ Giáo dục đại học và đại diện các trường đại học tham gia tư vấn cho thí sinh trong sáng 15/3. Ảnh: HT.
- Em đang rất băn khoăn không biết chọn nghề gì để học. Em muốn nhờ ban tư vấn cho biết những ngành nào thì ra trường dễ xin việc?
- Bất cứ ở ngành nào, trường nào nếu em tốt nghiệp loại giỏi, xuất sắc đều rất dễ xin việc. Điều quan trọng là phải chọn ngành nào em thích chứ không phải vì ngành đấy hot, thời thượng. Em học với sự hứng thú, say mê thì đó sẽ là động lực để thành công.
Ưu tiên cho sở thích, sở trường
Có nhiều tiêu chí lựa chọn. Tiêu chí nào cũng có cơ sở cả. Khi đã có “cơ sở lý luận và thực tiễn” để lựa chọn rồi thì thường là các em hài lòng về quyết định của mình. Xét tuyển Đại học ngành Luật kinh tế - Đại học Đông Đô
Tuy nhiên, sự hài lòng này dài hạn hay ngắn hạn, có bền vững hay không là do chính bản thân các em. Theo tôi, chọn theo sở thích, sở trường, nguyện vọng của chính các em mới là bền vững!
Nhưng cũng không nên quá bảo thủ, cực đoan mà hãy nghe những lời khuyên vì có khi các em không đủ thông tin. Các em nên trắc nghiệm sở thích sở trường nguyện vọng của mình có... bị ngộ nhận hay không?
Tôi thấy lý thuyết Holland (6 nhóm sở thích ứng với nghề nghiệp, kèm theo) về chọn nghề cũng là một nguồn tham khảo để trắc nghiệm khá tốt.
- Em rất lo lắng về phần thi tự luận ngoại ngữ vì thời gian trước chỉ ôn thi trắc nghiệm. Em muốn hỏi độ khó của phần này như thế nào?
- Các em không phải quá lo lắng về việc này vì định hướng ra đề thi của Bộ Giáo dục là không gây xáo trộn cho học sinh. Đề thi sẽ tương tự như đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm trước. Phần thi viết của Ngoại ngữ sẽ không yêu cầu quá cao, không nằm ngoài khả năng và chương trình các em đã được học ở chương trình THPT.
- Em thi khối A, nếu môn Văn, tiếng Anh chỉ đạt 2 điểm mà các môn Toán, Lý, Hóa đạt điểm cao thì em có thể đỗ đại học mà trượt tốt nghiệp không?
- Không thể có chuyện đó vì phải đỗ tốt nghiệp, đủ ngưỡng tối thiểu, em mới được xét tuyển vào đại học. Điểm xét tốt nghiệp được tính theo công thức lấy điểm trung bình THPT cộng với điểm 4 môn thi (gồm 3 môn bắt buộc và 1 môn tự chọn), điểm ưu tiên rồi chia cho 2. Em được trung bình cộng từ 5 trở lên và không có môn nào được từ 1 điểm trở xuống là đỗ tốt nghiệp. Năm nay không xếp loại tốt nghiệp mà chỉ có tốt nghiệp hoặc không tốt nghiệp.
- Em muốn đăng kí xét tuyển theo hai khối vào 2 trường ĐH Bách Khoa Hà Nội và ĐH Y Hà Nội, nhưng em nộp hồ sơ vào một trường sau đó lại muốn rút sang để nộp vào trường kia thì có được không? Xét tuyển ngành Dược sỹ, Điều dưỡng và Y sỹ-Trung cấp Y
- Theo quy chế thi, mỗi thí sinh sẽ được cấp 4 phiếu chứng nhận kết quả, trong đó có phiếu số 1 sử dụng để xét tuyển nguyện vọng 1. Nếu trúng tuyển nguyện vọng 1 thì em sẽ không được xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Tuy nhiên, trong thời hạn 20 ngày của đợt xét tuyển đầu, nếu em muốn thay đổi nguyện vọng từ trường này sang trường kia thì có thể rút hồ sơ để nộp sang trường mình mong muốn.
Bộ Giáo dục đang nghiên cứu phần mềm để thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng qua Internet, khi có nguyện vọng thay đổi, các em có thể đăng ký lại qua mạng. Việc này sẽ hỗ trợ cho thí sinh ở xa rất nhiều vì các em không có điều kiện trực tiếp đến trường để thay đổi.
- Năm nay có sự tách bạch giữa thi và tuyển, vậy học sinh nộp phiếu số 1 vào trường đại học trong thời gian chưa xét tuyển mà muốn thay đổi thì tẩy xoá trong phiếu báo điểm hay viết lại nguyện vọng như thế nào?
- Phiếu báo điểm của thí sinh sẽ đề đầy đủ kết quả của tất cả các môn thí sinh dự thi, còn khi xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ thì thí sinh viết vào phiếu đăng ký xét tuyển trong đó có 4 ngành, ghi theo mức độ ưu tiên. Nếu các em thay đổi nguyện vọng trong vòng 20 ngày của đợt xét tuyển đầu thì chỉ cần thay đổi phiếu đăng ký xét tuyển.
- Mọi năm thi bao nhiêu khối sẽ có bấy nhiêu nguyện vọng 1. Năm nay chúng em thi nhiều môn để tổ hợp thành nhiều khối thì có được xét nhiều nguyện vọng 1 vào các trường khác nhau không?
- Dù có thi nhiều môn, tích hợp làm nhiều khối thì thí sinh cũng chỉ được cấp 4 giấy chứng nhận kết quả, chỉ được sử dụng 1 giấy trong đợt xét tuyển đầu. Như vậy thí sinh phải tính toán những môn tích hợp khối thi nào có nhiều ưu thế nhất, phù hợp với ngành có mong muốn theo học thì đăng ký. Tuy nhiên, một giấy chứng nhận lại được đăng ký vào 4 ngành nên các em có thể đăng ký vào các ngành có tổ hợp môn thi, khối thi khác nhau. Cứ 3 ngày một lần các trường cập nhật số lượng và điểm số thí sinh đăng ký xét tuyển, nếu thấy không khả quan, thí sinh có thể rút hồ sơ để nộp ở trường khác có nhiều cơ hội hơn.
- E rất yêu và quý trẻ con. Vậy em theo học ngành sư phạm mầm non thì học tại trường nào thì tốt ạ?
- Các trường có chuyên ngành sư phạm mầm non được đào tạo bài bản ở Thủ đô Hà Nội như: Trường trung cấp sư phạm Mẫu giáo Nhà trẻ Hà Nội, Trường Cao đẳng sư phạm Trung ương, Trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây .....
Hoàng Thùy