Thứ tự
|
Xếp hạng thế giới |
University |
Presence Rank*
|
Impact Rank*
|
Openness Rank*
|
Excellence Rank*
|
1
|
894
|
ĐHQG Hà Nội
|
551
|
1684
|
149
|
1822
|
2
|
1790
|
ĐH Cần Thơ
|
1796
|
1142
|
4111
|
3272
|
3
|
2154
|
ĐH Sư phạm Hà Nội |
4397
|
1272
|
5698
|
3084
|
Top 10 cơ sở giáo dục đại học Việt Nam trong bảng xếp hạng là: ĐHQG Hà Nội (1 Việt Nam, 894 thế giới), Trường Đại học Cần Thơ (2 – 1790), Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (3 - 2154), ĐH Đà Nẵng (4 – 2222), Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM (5 – 2781), Trường ĐH Duy Tân (6 – 3008), ĐH Huế (7 – 3253), Trường ĐH Công nghệ TP. HCM (8 – 3279), Trường ĐH Quốc tế - ĐHQG HCM (9 – 3527) và cuối cùng là ĐHQG TP. HCM (10 – 3536).
Các trường đại học đón học sinh trong một buổi tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Văn Chung
Xếp hạng theo châu Á, Việt Nam có ĐHQG Hà Nội ở vị trí 212, Trường ĐH Cần Thơ ở vị trí 551, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội thứ 699.
Top 10 các của châu Á – Thái Bình Dương thứ tự là: ĐHQG Đài Loan, ĐH Bắc Kinh, ĐH Thanh Hoa, ĐHQG Seoul, ĐH Tokyo, ĐH Chiết Giang, ĐH Melbourne, ĐH Hong Kong, ĐH Giao thông Thượng Hải và cuối cùng là ĐH New South Wales.
Ở khu vực Đông Nam Á, vị trí thứ nhất vẫn thuộc về ĐHQG Singapore, tiếp đến là ĐH Kesetsart (Thái Lan), ĐH Công nghệ Nanyang (Singapore), Mahidol (Thái Lan), ĐH Putra (Malaysia), ĐH Chulalongkorn (Thái Lan), ĐH Chiang Mai (Thái Lan), ĐH Gadjah Mada (Indonesia) và ĐH Công nghệ Malaysia.
Ngoài ĐHQG Hà Nội ở vị trí 20, Việt Nam còn có ĐH Cần Thơ vị trí 51, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội vị trí 66 và ĐH Đà Nẵng vị trí 68.
Cũng trong tháng 02/2015, Cybermetrics Lab công bố xếp hạng các Thư viện số (thư viện điện tử), theo đó ĐHQGHN ở vị trí 36 Đông Nam Á, 172 châu Á - Thái Bình Dương, vị trí 816 thế giới.
Ở Việt Nam, xếp sau ĐHQGHN là Trường ĐH Dân lập Hải Phòng ở vị trí 49 Đông Nam Á, 236 châu Á - Thái Bình Dương, 1049 thế giới.
Ngoài việc dựa vào quy mô, số lần truy cập hay hình thức thiết kế trang web, xếp hạng Webometrics còn tập trung thúc đẩy công bố điện tử các kết quả nghiên cứu, các tài liệu và thông tin khoa học; đồng thời đánh giá chất lượng tổng thể các mặt hoạt động của cơ sở giáo dục đại học được thể hiện trên website, đặc biệt là kết quả nghiên cứu và số lượng công bố trong cơ sở dữ liệu Scopus.
Trong bảng xếp hạng này, các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam có thứ hạng thấp chủ yếu do tiêu chí chất lượng học thuật (số lượng công bố quốc tế) còn hạn chế.
“Bảng xếp hạng trang web các trường đại học trên toàn thế giới” (Webometrics Ranking of World Universities) là sáng kiến của phòng nghiên cứu Cybermetrics, thuộc Consejo Superior de Investigaciones Científicas (CSIC), trung tâm nghiên cứu công lớn nhất của Tây Ban Nha. Bảng xếp hạng Webometrics được công bố vào năm 2004 và được cập nhật định kỳ mỗi năm hai lần vào tháng 1 và tháng 7 sau một tháng hoàn tất thu thập dữ liệu.
Một chuyên gia kiểm định chất lượng giáo dục cho biết, hiện nay trên thế giới có gần 20 bảng xếp hạng đại học, theo các tiêu chí khác nhau. Hàng năm, các tổ chức như US News and World Reports, Money, và một số tạp chí quốc tế khác lại cho ra một bản xếp hạng các trường đại học. Bảng xếp hạng Webometrics thường được giới giáo dục đại học hiểu là "xếp hạng các website đại học".
Việc dùng thứ hạng để định hướng trường học khá phổ biến nhưng có phải một phương pháp tốt? GS J. Brenzel (Yale) có viết một bức thư về vấn đề này. Dưới đây là nội dung bức thư, được GS Vũ Hà Văn (giáo sư người Việt ở ĐH Yale) giới thiệu. Xem bài viết ở đây.