Xu hướng đưa ra chỉ tiêu đào tạo năm nay được nhấn mạnh vào việc giảm các ngành thừa nhân lực và ngành sư phạm, y dược để nâng cao chất lượng đào tạo.
Xét tuyển đại học
Bài viết liên quan Năm 2015: Các trường đại học giảm chỉ tiêu ngành thừa nhân lực Các trường đang được yêu cầu giảm chỉ tiêu với ngành thừa nhân lực Nguy cơ thiếu việc làm Đây là cảnh báo của Bộ GD-ĐT ngày 8-12 khi yêu cầu các trường đại học trên cả nước xác định và đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh năm 2015. Theo đó, các thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH năm nay nên lưu ý một số quy định hạn chế về tuyển sinh riêng với ngành sư phạm do chỉ tiêu tuyển sinh sư phạm chính quy năm 2015 phải theo lộ trình tiếp tục giảm so với năm 2014 để khắc phục tình trạng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không có việc làm. Bên cạnh đó, căn cứ vào thực tế và dự báo nhu cầu giáo viên của địa phương, các cơ sở đào tạo nghiên cứu, lập phương án tạm dừng tuyển sinh có thời hạn đối với giáo viên trung học trình cơ quan chủ quản cho ý kiến. Không chỉ với hệ đào tạo chính quy, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường không xác định và đăng ký chỉ tiêu đối với các ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên trong chỉ tiêu đào tạo từ xa, bảo đảm phù hợp với Quyết định số 2833/QĐ-BGD ĐT ngày 7-8-2014 của Bộ GD-ĐT về tạm dừng tuyển sinh đào tạo từ xa đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên. Bên cạnh đó, ngành khoa học sức khỏe cũng có những yêu cầu mới về xác định chỉ tiêu. Để đảm bảo chất lượng đào tạo nhóm ngành y dược, Bộ GD-ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo có nhóm ngành y dược xác định chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành y dược chính quy năm 2015 trong tổng chỉ tiêu đào tạo chính quy. Đối với các cơ sở đào tạo y dược có ngành y đa khoa, đề nghị xác định cụ thể chỉ tiêu của ngành y đa khoa trong tổng chỉ tiêu đào tạo nhóm ngành y dược. Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, việc xác định chỉ tiêu đào tạo đại học của mỗi trường được căn cứ trên cơ sở phù hợp với các điều kiện đảm bảo chất lượng của trường, đặc biệt là đội ngũ giảng viên cơ hữu hướng dẫn, giảng dạy theo chuyên ngành. Bên cạnh đó, các trường cần chủ động giảm chỉ tiêu đối với những ngành có dấu hiệu dư thừa nhân lực nhằm khắc phục tình trạng mất cân đối về cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo nguồn nhân lực hiện nay. Cùng với đó, các trường đại học phải tiếp tục giảm chỉ tiêu đào tạo trung cấp chuyên nghiệp để thực hiện lộ trình dừng đào tạo hệ này vào năm 2017. Đối với chỉ tiêu đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, ĐH chính quy và CĐ chính quy, các cơ sở đào tạo phải giải trình rõ năng lực đào tạo nếu các chỉ tiêu đó trong năm 2015 tăng từ 5% trở lên so với chỉ tiêu xác định năm 2014. Phải sửa đổi nhiều đề án tuyển sinh riêng Với những thay đổi về phương án tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, cuối tháng 12-2014 là thời hạn chót để các trường báo cáo đề án tuyển sinh riêng sau khi công bố và nhận được góp ý của học sinh, phụ huynh… Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét và chính thức công bố những đề án nào đủ điều kiện triển khai. Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, đến nay Bộ đã nhận được 442 đề án và phương án tuyển sinh năm 2015 của các trường ĐH, CĐ trong cả nước. Khoảng 150 trường trong số đó xây dựng đề án theo hình thức tuyển sinh riêng, phần lớn là trường CĐ. Theo Thứ trưởng Bùi Văn Ga, đa phần các trường CĐ lựa chọn cách xét tuyển bằng học bạ THPT để tuyển sinh do đầu vào thấp. Được biết, nhiều đề án tuyển sinh riêng đã phải sửa đổi, bổ sung sau khi lấy ý kiến đóng góp của dư luận trong thời gian một tháng kể từ khi công bố. Để đảm bảo chất lượng đầu vào, Bộ GD-ĐT đã phải yêu cầu một số trường nâng ngưỡng điểm tối thiểu xét tuyển vì mức điểm các trường này xác định thấp hơn mức điểm quy định là 6,0 với bậc đại học và 5,5 với bậc cao đẳng khi xét tuyển học bạ. Tỷ lệ chỉ tiêu theo xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển học bạ cũng được yêu cầu điều chỉnh đối với một số đề án tuyển sinh riêng.
Theo_An ninh thủ đô