Văn bằng 2

Bằng 2 Đại học Bách khoa hệ chính quy

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội tuyển sinh hệ văn bằng 2 chính quy

Chào mừng các bạn đến với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội là trường đại học đa ngành về kỹ thuật được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1956. Trường luôn là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu của nền giáo dục Việt Nam. Với nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trường đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều danh hiệu và phần thưởng quý giá cho các cá nhân và tập thể Trường.

Đáp ứng nhu cầu thực tế của những bạn đã có bằng đại học chuyên ngành khác muốn chuyển đổi sang bằng Đại học thứ 2 (Văn bằng 2 Đại học) hệ chính quy chuyên ngành khác để phù hợp cho công việc. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo tuyển sinh Đại học Văn bằng 2 hệ chính quy học ngoài giờ hành chính. 

THÔNG BÁO
TUYỂN SINH ĐẠI HỌC VĂN BẰNG HAI CHÍNH QUY NĂM 2017
(Các lớp học ngoài giờ hành chính)

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (ĐHBK HN) thông báo tuyển sinh đại học văn bằng hai chính quy cấp bằng kỹ sư và cử nhân, học ngoài giờ hành chính tại trường năm 2017 như sau:

  I. NGÀNH ĐÀO TẠO VÀ BẰNG CẤP

STT

Viện chuyên ngành

Ngành đào tạo

Định hướng chuyên ngành

Bằng chính quy được cấp

Thời gian đào tạo

1

Viện Kinh tế và Quản lý

Quản trị kinh doanh

 

Cử nhân

4 học kỳ

Quản lý công nghiệp

2

Viện Ngoại ngữ

Ngôn ngữ Anh

 

3

Viện Điện

Kỹ thuật Điều khiển và Tự động hoá

Tự động hoá công nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ sư/Cử nhân kỹ thuật

 

 

 

 

 

 

 

- Bằng kỹ sư: 4 học kỳ

- Bằng cử nhân kỹ thuật: 3 học kỳ

4

Viện CNTT và Truyền thông

Công nghệ thông tin

 

5

Viện Cơ khí

Kỹ thuật Cơ điện tử

 

Kỹ thuật Cơ khí

Công nghệ Chế tạo máy

6

Viện Cơ khí động lực

Kỹ thuật Cơ khí động lực

Kỹ thuật Ô tô

Kỹ thuật động cơ đốt trong

Kỹ thuật Máy thuỷ khí

7

Viện khoa học và Công nghệ Nhiệt lạnh

Kỹ thuật Nhiệt

Kỹ thuật Năng lượng

Máy và thiết bị nhiệt – lạnh

8

Viện Điện tử - Viễn thông

Kỹ thuật Điện tử, truyền thông

Kỹ thuật Y sinh

KT điện tử và KT máy tính

KT thông tin, truyền thông

9

Viện Dệt may – Da giầy và Thời trang

Công nghệ may

 

Kỹ thuật dệt

Công nghệ da giầy

10

Viện Khoa học và Công nghệ Vật liệu

Kỹ thuật Vật liệu

 

Kỹ thuật Vật liệu kim loại

11

Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm

Kỹ thuật sinh học

 

Kỹ thuật thực phâm

12

Viện Kỹ thuật Hoá học

Kỹ thuật Hoá học

CN Các chất Vô cơ

CN Chế biến khoáng sản

CN Điện hoá và Bảo vệ kim loại

CN Vật liệu Silicat

CN Hoá dược và Hoá chất BV thực vật

CN Hữu cơ – Hoá dầu

CN Vật liệu Polyme và Compozit

CN Xenluloza và Giấy

Quá trình Thiết bị CN Hoá học

Máy và Thiết bị Công nghiệp hoá chất dầu khí

Hoá học

Hoá hữu cơ

Hoá lý

Hoá phân tích

Hoá vô cơ

Kỹ thuật In và Truyền thông

 

Mẫu bằng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội hệ chính quy.

 

II. ĐIỀU KIỆN TUYỂN SINH VÀ MÔN HỌC BỔ TÚC KIẾN THỨC

2.1. Văn bằng hai khối ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Kinh tế

a) Điều kiện tuyển thẳng: Những người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy của các ngành Kỹ thuật – Công nghệ và Kinh tế của ĐHBK HN. Riêng những người có bằng Cử nhân công nghệ thì phải dự thi đầu vào.

b) Thi tuyển sinh đầu vào: Những người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy chương trình 4 – 5 năm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác phải thi tuyển sinh đầu vào. Danh sách các môn thi đầu vào được quy định cho từng nhóm ngành đào tạo như sau:

 

STT

Nhóm ngành đào tạo

Môn thi đầu vào

1

Nhóm ngành Kỹ thuật – Công nghệ

Toán cao cấp

Tin học đại cương

2

Nhóm ngành Kinh tế - Quản lý

Toán bổ trợ

Xác suất thống kê

c) Điều kiện học bổ túc kiến thức: Những người tốt nghiệp đại học chính quy chương trình 4 – 5 năm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học khác thuộc khối ngành khoa học Xã hội, Kinh tế và Quản lý phải học bổ túc kiến thức trước khi thi tuyển sinh đầu vào. Danh sách các môn học bổ túc kiến thức được quy định cho từng ngành do các Khoa/Viện chuyên ngành quyết định và sẽ thông báo sau.     

d) Điều kiện học dự thính: Các sinh viên đang theo học đại học hệ chính quy tại Trường ĐHBK HN và các Trường ĐH khác được xét tuyển vào học dự thính trước khi được xét học chính thức:

Sinh viên của ĐHBK HN: có thể đăng ký học ngành thứ hai các lớp ngoài giờ hành chính từ trình độ năm thứ ba (số tín chỉ tích luỹ ³ 64), có điểm trung bình tích luỹ ³ 2.0 và chưa đăng ký học chương trình song bằng.
Sinh viên hệ đại học chính quy các trường ĐH khác: phải là sinh viên năm cuối hệ đào tạo niên chế hoặc đã ở trình độ năm thứ 4 (số tín chỉ tích luỹ ³ 96) và có điểm trung bình tích luỹ ³ 2.0 với hệ đào tạo tín chỉ.
      Các sinh viên học dự thính chỉ được xét học chính thức sau khi được công nhận tốt nghiệp ngành học thứ nhất.       

2.2. Văn bằng hai ngành Ngôn ngữ Anh       

a) Điều kiện dự thi: Những người có bằng tốt nghiệp đại học thứ nhất hệ chính quy chương trình 4 – 5 năm của tất cả các cơ sở giáo dục đại học; Sinh viên ĐH chính quy các trường theo quy định ở mục II.2 của thông báo này.       

b) Trình độ ngoại ngữ đầu vào: Tiếng Anh trình độ B.       

c) Môn thi đầu vào: Kỹ năng đọc, Kỹ năng viết (yêu cầu điểm thi cả hai môn từ 5 điểm trở lên).       

d) Điều kiện miễn thi: Những người đã có chứng chỉ quốc tế IELTS 4.5, TOEFL Institutional 477, TOEFL Computer 153, iBT 53 và TOEIC 350 trở lên, còn thời hạn công nhận tại thời điểm xét tuyển.

III. HỒ SƠ VÀ CÁC MỐC THỜI GIAN       

3.1. Phát hành hồ sơ
Hồ sơ tuyển sinh, xét tuyển, đăng ký dự thính và đăng ký học bổ túc được phát hành tại Phòng tuyển sinh và công tác sinh viên (TS&CTSV), Viện Đào tạo liên tục (ĐTLT), số 94 Phố Lê Thanh Nghị, Q. Hai Bà Trưng, Tp. Hà Nội. Điện thoại: 0243.999.8991. Các thí sinh cần đọc kỹ hướng dẫn để bảo đảm chuẩn bị đủ các giấy tờ cần thiết khi nộp hồ sơ.       

3.2.Các mốc thời gian dự kiến cần lưu ý

STT

Nội dung công việc

Đợt 1

Đợt 2

1

Đăng ký dự thi và xét tuyển

tháng 5/2017

tháng 9/2017

2

Học bổ túc kiến thức và ôn tập

tháng 6 – 8/2017

tháng 10 – 12/2017

3

Thi tuyển

tháng 8/2017

tháng 12/2017

4

Nhập học

tháng 9/2017

tháng 1/2018

IV.     KINH PHÍ ĐÀO TẠO VÀ CÁC LOẠI PHÍ       

4.1. Kinh phí ôn tập kiến thức:

Viện đào tạo liên tục sẽ căn cứ theo nhu cầu của các thí sinh để phối hợp với các Viện chuyên môn tổ chức ôn tập kiến thức trước khi thi tuyển sinh đầu vào cho các thí sinh. Kinh phí lớp ôn tập được thu dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi căn cứ vào số lượng thí sinh thực tế đăng ký ôn tập.       

4.2. Kinh phí học bổ túc kiến thức:

Khoản kinh phí này được thu dựa trên số tín chỉ quy định của từng môn học. Mức kinh phí của một tín chỉ sẽ được quyết định căn cứ vào số lượng thực tế của lớp bổ túc kiến thức và dựa trên nguyên tắc lấy thu bù chi để bảo đảm các khoản chi theo quy định.       

4.3. Lệ phí thi và xét tuyển: 100.000 đ/thí sinh       

4.4. Học phí đào tạo:

Học phí được thu dựa trên số tín chỉ của từng học phần với mức học phí / 1 tín chỉ học phí được thu theo quyết định học phí hiện hành của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội áp dụng cho hệ đào tạo văn bằng hai chính quy theo từng ngành đào tạo.       

V.   LIÊN HỆ
Thông tin chi tiết có thể tham khảo thêm trên trang thông tin của Viện Đào tạo liên tục trường ĐHBK HN

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 19/12/2017 08:42
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....