Đại học

Chỉ tiêu xét tuyển Đại Học Y Dược Hải Phòng

Chỉ tiêu xét tuyển Đại Học Y Dược Hải Phòng bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ dựa vào kết quả học tập bậc THPT (xét học bạ) vào 23 chuyên ngành. Bộ GD&ĐT công bố hướng dẫn tổ chức công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015. Theo đó, thí sinh sau khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia có nhiều cơ hội hơn khi tham gia xét tuyển vào 5 đợt với 4 giấy chứng nhận kết quả thi.

Chấm thi và xét công nhận tốt nghiệp:Căn cứ Thông tư số 03/2015/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và công văn số 1988/BGDĐT - KTKĐCLGD về việc hướng dẫn tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển vào đại học, cao đẳng năm 2015; Trường Đại học Y Dược Hải Phòng thông báo quy định về việc tuyển thẳng và ưu tiên trong xét tuyển đại học của trường năm 2015.
          Bài thi của thí sinh được chấm theo thang điểm 10, lấy đến 0,25 và không quy tròn điểm. Điểm xét tốt nghiệp (ĐXTN) gồm điểm 4 bài thi thí sinh đăng ký để xét công nhận tốt nghiệp, điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) và điểm trung bình cả năm lớp 12. Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến hai chữ số thập phân do phần mềm máy vi tính tự động thực hiện. Những thí sinh đủ điều kiện dự thi, không bị kỷ luật ở mức hủy bài thi trở lên, tất cả các bài thi đều đạt 1,0 điểm và có điểm xét tốt nghiệp từ 5,0 điểm trở lên thì được công nhận tốt nghiệp.
Đối với xé tuyển ĐH-CĐ hệ chính quy năm 2015

Các ngành đào tạo Đại học:

 

 

 

 

 780

- Bác sĩ đa khoa

 

D720101

Toán, Hóa học, Sinh học

450

- Bác sĩ Răng - Hàm - Mặt

 

D720601

Toán, Hóa học, Sinh học

50

- Bác sĩ Y học dự phòng

 

D720302

Toán, Hóa học, Sinh học

50

- Điều dưỡng

 

D720501

Toán, Hóa học, Sinh học

60

- Cử nhân kỹ thuật xét nghiệm

 

D720330

Toán, Hóa học, Sinh học

50

- Dược sĩ đại học

 

D720401

Toán, Hóa học, Sinh học

60

- Y học cổ truyền

 

D720201

Toán, Hóa học, Sinh học

60

+ Vùng tuyển: Tuyển sinh trong cả nước

+ Phương thức tuyển sinh: Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT Quốc gia 2015

+ Điểm trúng tuyển xét theo ngành học

Các đợt xét tuyển cụ thể như sau:
          Xét tuyển nguyện vọng 1: từ ngày 1 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8);
          Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 1: từ ngày 5/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9);
          Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 2: từ ngày 20-9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10);
          Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10);
          Xét tuyển nguyện vọng bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).
Điều kiện tham gia xét tuyển: 
+ Thí sinh đăng kí vào trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển phải đáp ứng đủ điều kiện tham gia tuyển sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh;
+  Đã đăng kí sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển ĐH, CĐ; 
+ Tổng điểm các môn thi của khối thi dùng để xét tuyển không thấp hơn điểm xét tuyển do trường quy định và không có môn thi nào trong khối thi dùng để xét tuyển có kết quả từ 1 điểm trở xuống.

Quy trình, hồ sơ đăng ký xét tuyển:
          Xét tuyển nguyện vọng 1:Thí sinh chỉ được sử dụng Giấy chứng nhận kết quả thi dùng để xét tuyển đợt 1 để đăng kí vào 01 trường (ĐH, CĐ), mỗi trường thí sinh được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
          Trong thời gian 20 ngày xét tuyển nguyện vọng 1, nếu cần thí sinh có thể điều chỉnh nguyện vọng đã đăng ký ở trường đó hoặc rút hồ sơ để đăng ký sang trường khác;Thí sinh đã trúng tuyển nguyện vọng 1, không được đăng ký ở các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Xét tuyển các nguyện vọng bổ sung:
          Chỉ có những thí sinh trượt nguyện vọng 1 mới được tham gia xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Thí sinh có thể dùng đồng thời 03 giấy chứng nhận kết quả thi dùng cho xét tuyển nguyện vọng bổ sung để đăng ký tối đa vào 03 trường và mỗi trường được đăng ký tối đa 04 nguyện vọng xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4.
          Trong thời gian của từng đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh không được rút hồ sơ. Sau mỗi đợt xét tuyển, nếu không trúng tuyển thí sinh được rút hồ sơ để đăng ký xét tuyển trong đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo;Thí sinh đã trúng tuyển vào trường, không được tham gia xét tuyển ở đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung tiếp theo.
Hồ sơ ĐKXT bao gồm:
          Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, được đăng ký 4 ngành của một trường cho mỗi đợt xét tuyển, các nguyện vọng được xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Mỗi nguyện vọng cần chỉ rõ ngành đăng ký xét tuyển và tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển; Bản gốc Giấy chứng nhận kết quả thi ghi rõ đợt xét tuyển và điểm của tất cả các môn thi mà thí sinh đã đăng ký dự thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi;01 phong bì đã dán sẵn tem, có ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của thí sinh.
          Trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường.
          Hồ sơ và lệ phí ĐKXT của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh, dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của mỗi đợt xét tuyển, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Tác giả: www.tuyensinhdaihoc.edu.vn ; xuất bản: 11/05/2015 11:36
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email  
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....