Xét tuyển vào Học Viện Ngân hàng -Việt Nam như thế nào ??? Ông Trần Mạnh Dũng, trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng cho biết, trường đã hoàn thành phương án thi năm 2015 và gửi Bộ GD&ĐT. Theo đó, mùa tuyển sinh tới, Học viện sẽ xét tuyển dựa theo kết quả của kỳ thi quốc gia chung, chỉ ở cụm thi do các ĐH tổ chức. Tổ hợp môn thi tương ứng với các khối thi những năm trước gồm: A, A1, D1.
Học viện Ngân hàng sẽ sơ tuyển thí sinh với yêu cầu 3 môn thi ĐH có điểm trung bình điểm mỗi môn trong cả 3 năm THPT đạt từ 6,5 điểm trở lên.
Trưởng phòng Dũng cho biết, phương án sơ tuyển này có thể thiệt thòi cho một số thí sinh những năm đầu học không tốt, sau bứt phá vươn lên hoặc thí sinh học kém một trong 3 môn thi. Tuy nhiên, để đảm bảo ngưỡng chất lượng đầu vào, tuyển chọn được thí sinh giỏi toàn diện thật sự, nhà trường vẫn tiến hành sơ tuyển học bạ.
Em chưa hiểu rõ việc em thi lại thì chỉ phải thi 3 môn, còn các em 97 thi 4 môn, 1 môn tự chọn. Thế lúc cộng điểm thì em thi 3 môn, các em 97 thi 4 môn thì cộng như thế nào?
Trả lời: Về bản chất các bạn thi lại cần lưu ý:
Khi xét tuyển vào Đại học thì các trường không quan tâm các bạn thi tổng cộng bao nhiêu môn, mà các trường Đại học chỉ quan tâm các bạn phải thi những môn các trường Đại học - Cao đẳng yêu cầu. Vì vậy không có việc cộng điểm theo tổng số môn mà thí sinh dự thi vì mỗi thí sinh dù 97 hay 96 hay những thí sinh thi lại Đại học khác thì số lượng môn thi là khác nhau phụ thuộc vào mục đích của mình.
Ví dụ: Bạn A sinh năm 97 mục đích thi tốt nghiệp 2015 và xét tuyển vào trường Đại học yêu cầu xét tuyển 03 môn Toán, Lý, Hoá. Bạn đã đăng ký 4 môn bao gồm cả tự chọn gồm: Toán, Văn, Ahh, Hoá và bạn sẽ phải thi thêm một môn nữa để xét vào đại học là: Lý (vì Toán và Hoá đã đăng ký trong 4 môn rồi).
Bạn B sinh năm 96 (95,94....) đã đỗ tốt nghiệp THPT năm nay thi lại Đại học vào trường Đại học yêu cầu xét tuyển 03 môn là Toán, Lý, Hoá thì bạn B phải thi 03 môn tổng kỳ thi THPT quốc gia là: Toán + Lý + Hoá mà không phải thi môn Văn, Anh (Vì trường đại học bạn dự xét tuyển không yêu cầu.
=> Như vậy khi xét vào Đại học cả thí sinh A và B sẽ các xét tuyển như nhau và chỉ tính những môn để xét vào Đại học và như trường hợp này là chỉ tính điểm 03 môn Toán + Lý + Hoá.
3. Thí sinh trượt Đại học các năm trước thi đề riêng hay thi cùng đề với các thí sinh lớp 12 năm nay và cách xét điểm trúng tuyển giống nhau không?
Trả lời: Năm nay bộ sát nhập 2 kỳ thi Tốt nghiêp và Đại học vào 1 gọi chung là kỳ thi THPT quốc gia. Vì vậy các thí sinh chỉ khác nhau về số lượng môn dự thi còn đề thi thì giống nhau và cách xét điểm trúng tuyển là giống nhau giữa thí sinh thi lại hay thí sinh học lớp 12.
4. Thí sinh tự do hoặc trượt Đại học năm trước thi ở đâu thi tại địa phương hay thi tại cụm?
Trả lời: Thí sinh tự do hay trượt Đại học năm trước muốn thi vào Đại học sẽ thi tại các cụm thi do Bộ giáo dục công bố. Dự kiến có khoảng 20-30 cụm thi, mỗi cụm không quá 50.000 thí sinh.
Việc thi cụm nào, học sinh sẽ đợi bộ công bố quy chế tuyển sinh 2015 phát hành đầu năm 2015.
5. Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở đâu, đăng ký chọn trường trước hay sau khi có điểm
Trả lời: Thí sinh tự do về cơ bản hồ sơ như mọi năm và địa điểm nộp hồ sơ thì thí sinh có thể nộp hồ sơ dự thi ở tất cả các điểm thu nhận thuộc Sở GD-ĐT (nơi gần nhất). Bộ GD-ĐT cũng không quy định riêng hồ sơ ĐKDT cho học sinh lớp 12 và hồ sơ ĐKDT cho thí sinh tự do, tất cả đều là một mẫu duy nhất.
Một điểm rất khác biệt năm nay là thí sinh tự do hay học sinh lớp 12 là đều đăng ký hồ sơ dự thi sau khi thi và biết điểm xong tức là sau khi biết điểm thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2015 chứ không đăng ký trước như mọi năm.
6. Năm nay mỗi thí sinh có bao nhiêu nguyện vong.?
Trả lời: Năm nay thí sinh sẽ nộp hồ sơ sau khi biết điểm thi do vậy số lượng nguyện vọng đảm bảo quyền lợi cao nhất cho thí sinh. Còn số lượng cụ thể sẽ do bộ công bố vào đầu năm 2015, dự kiến vào ngày 1/1/2015.
Lãnh đạo cục khảo thí cũng cho biết mỗi thí sinh sẽ có nhiều nguyện vọng để xét tuyển và ít nhất là có 2 đợt xét tuyển để thí sinh không bị mất cơ hội vào Đại học nếu đủ điều kiện xét tuyển.
7. Sau khi có điểm thi thì việc xét tuyển vào Đại học có như mọi năm?
Trả lời: Việc xét tuyển vào đại học năm 2015 và các năm sắp tới sẽ tuỳ thuộc vào yêu cầu của các trường. Các trường có thể xét thêm điểm học kỳ khi học ở THPT, có thể thi thêm IQ hay phỏng vấn.. Tuy nhiên cụ thể như thế nào thì sau ngày 15/10/2014 các trường đại học sẽ công bố chính thức.
8. Một thí sinh tự do thi lại Đại học phải thi bao nhiêu môn và thi tối đa sẽ thi được bao nhiêu môn thi?
Trả lời: Mỗi thí sinh tự do cũng công bằng như thí sinh lớp 12. Mỗi thí sinh tự do hay thi lại Đại học sẽ thi số môn phụ thuộc vào ngành trường Đại học - Cao đẳng mà thí sinh đó định dự tuyển. Nếu thí sinh nào muốn gia tăng cơ hội, có thể thi nhiều môn thi nhưng tối đa là 8 môn và được sử dụng để xét tuyển vào ngành trường có yêu cầu "Khối = Tổ hợp môn" khác nhau.
9. Em Thi ngành năng khiếu thì năm nay thi thế nào?
Các trường Năng khiếu vẫn duy trì xét vào Đại học các môn thuộc các khối như các năm trước. Vì vậy năm ngoái thi những môn gì thì năm nay vẫn thế, bên cạnh các trường có thể mở thêm tổ hợp các môn khác (Tổ hợp môn kiểu như là khối như các năm trước) sử dụng kết quả thi của ít nhất 1 môn văn hóa (Toán, Lý, Hoá, Sinh, Sử, Địa, Anh văn, Văn) kết hợp với kết quả các môn thi năng khiếu để xét tuyển (Ngành năng khiếu là ngành như Thể dục thể thao, Âm nhạc, Hội họa, Kiến trúc,..)
10. Về quy định cộng điểm ưu tiên thế nào?
Trả lời: Về cộng điểm ưu tiên, khu vực về cơ bản vẫn giữ như năm trước.