Liên thông ngành Hệ thống điện. Đời sống công nghệ hiện đại không thể nào thiếu được các thiết bị điện và điện tử. Các thiết bị này phổ biến ở khắp các hộ gia đình, trong các thiết bị giải trí, trong nhà máy sản xuất và có thể nói là tất cả mọi nơi có con nguời. Chính vì vậy, ngành điện – điện tử có nhu cầu nhân lực lớn và sẽ tiếp tục phát triển trong tương lai. Điện có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với mọi hoạt động của đời sống hiện đại ngày nay. Hay nói một cách dễ hình tượng hơn, không có điện thì không thể sản xuất, không thể sinh hoạt, buôn bán được. Ngành điện rộng lớn đến mức người ta đã phân ra nhiều chuyên ngành như ngành điện công nghiệp, ngành điện lạnh, ngành điện điện tử... Ngành nào cũng có vai trò quan trọng cho sự hoạt động chung của toàn hệ thống điện.
Ngành Hệ thống điện (Ảnh minh họa).
Như đã biết ngành điện công nghiệp tham gia giải quyết vấn đề truyền tải điện, phân phối điện... trong một mạng lưới rộng lớn. Thì ngành điện điện tử đảm nhiệm vai trò khai thác và sử dụng nguồn điện theo mục đích cụ thể hơn. Nhà máy cần điều khiển một loạt công tắc đóng mở theo yêu cầu, hệ thống máy cần thay đổi tốc độ liên tục theo từng quy trình sản xuất, thang máy cần có sự tác động của hệ thống điện và điện tử để hoạt động trơn tru, các bóng điện cần tắt mở tự động... là một vài ví dụ dễ hình dung mà ngành điện điện từ tham gia giải quyết.
Hiện nay các nhà máy đều hướng đến việc điều khiển các máy móc bằng tín hiệu điện, và cố gắng tự động hóa điều khiển máy móc. Xây dựng nên các hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện, và điều khiển dòng điện đến các thiết bị là công việc của ngành điện điện tử.
Và xây dựng được một hệ thống điều khiển tự động bằng tín hiệu điện để điều khiển hầu hết mọi thiết bị là cơ sở cho hiện đại hóa nhà máy, hiện đại hóa đời sống, và hiện đại hóa nền công nghiệp.
TUYỂN SINH HỆ LIÊN THÔNG TỪ CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC
-
-
Kỹ thuật Điện tử - Viễn thông
-
Quản trị Kinh doanh
-
Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá.
-
-
Ngôn ngữ Anh
I: Đối tượng
- Thí sinh đã tốt nghiệp Cao đẳng chuyên nghiệp hoặc Cao đẳng nghề đúng chuyên ngành hoặc ngành gần đó có nguyện vọng học tiếp lên trình độ Đại học.
II: Ngành đào tạo và cấp bằng
- Công nghệ thông tin - Đào tạo: 2 năm - Cấp bằng: Kỹ sư
- Kỹ thuật điện tử - Viễn thông - Đào tạo: 2 năm - Cấp bằng: Kỹ sư
- Quản trị kinh doanh - Đào tạo: 2 năm - Cấp bằng: Cử nhân
- Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa - Đào tạo: 2 năm - Cấp bằng: Kỹ sư
- Hệ thống điện - Đào tạo: 2 năm - Cấp bằng: Kỹ sư
- Ngôn ngữ Anh - Đào tạo: 2 năm - Cấp bằng: Cử nhân
III: Hình thức tuyển sinh (Hình thức thi tuyển)
- Công nghệ thông tin - Môn thi: Toán, CS dữ liệu, Kỹ thuật lập trình
- Kỹ thuật điện tử - Viễn thông - Môn thi: Toán, Nguyên lý điện tử, Kỹ thuật số
- Quản trị kinh doanh - Môn thi: Toán, Quản trị học đại cương; Quản trị doanh nghiệp
- Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa - Môn thi: Toán, LT mạch điện, Thiết bị điều khiển & máy điện
- Hệ thống điện - Môn thi: Toán, CS Kỹ thuật điện, Máy điện
- Ngôn ngữ Anh - Môn thi: Toán, Tiếng anh cơ sở, Tiếng anh chuyên ngành
IV: Phát hành và tiếp nhận hồ sơ
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ
- Từ tháng 01 đến hết tháng 12
V: Thời gian ôn tập và dự thi (Đợt 1)
- Thời gian ôn tập, thi tuyển dự kiến: Cuối tháng 3
- Thời gian thi: 25 - 26/4
NƠI TIẾP NHẬN HỒ SƠ VÀ ĐỊA ĐIỂM HỌC TẬP
Lưu ý: Mỗi thí sinh làm 02 bộ hồ sơ dự thi giống nhau, hồ sơ và kinh phí đã nộp không trả lại dù không dự thi hoặc thi trượt.
Hệ thống điện, ngành học cho hiện tại và tương lai.
- Theo tính toán của Tổng công ty Điện lực Việt Nam để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng từ 7,5% -8% và thực hiện được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp thì trong 20 năm tới nhu cầu điện sẽ phải tăng từ 15%-17% mỗi năm. Do vậy nhu cầu nhân lực kỹ sư chuyên ngành HỆ THỐNG ĐIỆN là chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về sản xuất và truyền tải điện năng có nhu cầu nhân lực rất lớn trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước hiện nay.
- Chuyên ngành Hệ thống điện bắt đầu được đào tạo tại trường Đại học Mỏ-Địa chất từ năm 2012 (khóa 57), Khi theo học chuyên ngành HỆ THỐNG ĐIỆN sinh viên được học tập, rèn luyện trong môi trường được trang bị đầy đủ các điều kiện phục vụ đào tạo như bài giảng, giáo trình và phòng thí nghiệm, thực tập chuyên ngành. Sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị các kiến thức cơ sở vững chắc, chuyên môn sâu về: Quy hoạch phát triển nguồn điện, tính toán thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, quản lý, vận hành và điều khiển các hệ thống điện cung cấp điệnvà thiết bị điện, điện tử.
- Với vai trò quan trọng và cơ hội nghề nghiệp đa dạng, sinh viên chuyên ngành HỆ THỐNG ĐIỆN thuộc ngành Kỹ thuật điện, điện tử rất thích hợp cho tất cả các em học sinh, khi ra trường các em không cần sự quen biết để xin việc mà bằng các kiến thức được trang bị và năng lực của mình các em sẽ dễ dàng có được việc làm phù hợp với chuyên môn được đào tạo.