Xét tuyển ngắn hạn

Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề Dược

Mới đây, ngày 10/4/2016, dự thảo luật Dược (sửa đổi ) đã được Quốc Hội thông qua.

Trong đó, một vấn đề được rất nhiều người quan tâm là việc cấp chứng chỉ hành nghề dược và những điều kiện để kinh doanh thuốc.

Theo điều 13. Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc, hình thức kinh doanh dược bao gồm:

a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là “Bằng dược sỹ”);

b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;

c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền;

d) Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;

đ) Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học;

e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;

g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;

h) Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;

i) Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;

k) Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;

l) Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

Chứng chỉ hành nghề Dược tư nhân

Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

Như vậy, một điểm đáng chú ý trong dự thảo lần này là việc mở rộng cấp chứng chỉ hành nghề Dược (CCHND) cho các đối tượng cử nhân tốt nghiệp ngành hóa, sinh. Điều đó khiến cho rất nhiều người băn khoăn liệu cử nhân hóa, sinh có đủ điều kiện kiến thức và chuyên môn để cấp đơn thuốc ?

Chúng ta cần làm rõ sự khác bệt giữa CCHND và người phụ trách chuyên môn Dược. Người được cấp CCHND có thể phụ trách một (hoặc một số) các công việc trong ngành dược như kiểm định chất lượng, nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh ….  Vì thế, cử nhân Hóa, Sinh chỉ được cấp CCHND ở  2 lĩnh vực là: “chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở sản xuất nguyên liệu làm thuốc là dược chất, tá dược, vỏ nang” (điểm b khoản 1 Điều 17) và “phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất nguyên liệu hóa dược, tá dược, vỏ nang làm thuốc” (điểm c khoản 2 Điều 17).

Người phụ trách chuyên môn là người phải có chuyên môn về Dược, tức là phải tốt nghiệp ngành Dược tại các trường Trung cấp, Cao đẳng, Đại học được cấp phép đào tạo Dược.

Như vậy, không có chuyện cử nhân Hóa, Sinh được phép mở nhà thuốc hay phụ trách chuyên môn dược.

Tác giả: helienthong.vn ; xuất bản: 21/04/2016 01:14
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....