Du học Nhật Bản

Lao động Nhật Bản: Mức lương thế nào?

Mức lương bình quân khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản

Mức lương cơ bản của người lao động đi xuất khẩu tại Nhật trong vài năm trở lại đây có rất nhiều thay đổi do tỷ giá đồng Yên biến động mạnh.

Chính vì vậy, đây là vấn đề luôn được người lao động quan tâm và đặt câu hỏi: Mức lương cơ bản sẽ nhận được là bao nhiêu? Tổng thu nhập để ra sau khi trừ các khoản chi phí còn lại được bao nhiêu? Mức lương thay đổi như thế nào trong thời gian làm việc? Để giúp người lao động hiểu rõ hơn về vấn đề này, đội ngũ cán bộ công ty và ban quản trị Japan.net.vn sẽ giải đáp rõ nhất những thông tin này.

Lao động nữ tại Nhật Bản

1. Lương cơ bản ký là bao nhiêu?

Hiện tại, mức lương cơ bản mà người lao động được ký với xí nghiệp Nhật dao động trong khoảng 120.000 đến 150.000 Yên/tháng. Mức lương này gần như không thay đổi tại Nhật trong vài năm nay, mỗi năm vẫn tăng lên theo tỷ lệ nhất định tại từng vùng, tuy nhiên tỷ lệ thay đổi không cao.

Lưu ý một chút vì đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được, cùng với vị trí công việc nhưng nếu là công nhân Nhật sẽ được trả cao hơn. Do vậy người lao động cũng không phải quá thắc mắc về mức thu nhập này và hoàn toàn yên tâm là sẽ được mức tối thiểu nằm trong khoảng này.

Tính theo tỷ giá cuối năm 2014 - đầu năm 2015, 1 Yên = 180 đồng (thấp hơn rất nhiều so với thời gian đỉnh điểm năm 2012 là 270 đồng/Yên). Theo tỷ giá này thì với mức lương như trên người lao động nhận được hàng tháng từ 21.000.000 – 27.000.000 đ (tương đương 1.000 - 1.270 USD/tháng).

"Thời gian gần đây mức tỷ giá thông thường của đồng Yên Nhật rơi vào khoảng 210-230 đồng/Yên"

Lương của người lao động áp theo luật lao động Nhật Bản, mức lương này tính theo giờ làm việc, mỗi giờ nhận được từ 650 – 850 Yên/giờ. Yêu cầu 8 tiếng/ngày, mỗi tuần từ 40-44 tiếng.

Lương lao động làm việc tại Nhật phụ thuộc rất nhiều vào tỷ giá đồng Yên

2. Thực lĩnh người lao động nhận được bao nhiêu?

Thông thường khoản lương thực lĩnh của người lao động là lương cơ bản trừ đi 3 mục đầu tiên là: thuế, bảo hiểm, phí nội trú. Tiền ăn thì người lao động phải tự túc và làm thế nào để tiết kiệm nhất. Lương thực lĩnh người lao động nhận được từ 80.000 đến 110.000 Yên/tháng. (Lưu ý: Đây là mức lương tối thiểu mà người lao động nhận được).
 
Mỗi tháng, trung bình làm việc ở Nhật để ra được 15.000.000 đến 20.000.000 đồng. Đây là khoản thu nhập cao đối với lao động Việt Nam, tuy nhiên đây là thu nhập không tính làm thêm. Nếu có giờ làm thêm, thu nhập của người lao động sẽ rất tốt. Lương làm thêm tôi sẽ nói rõ hơn ở các bài khác.

Do công nhân người Nhật được trả lương rất cao, cao hơn nhiều so với mức lương họ tiếp nhận lao động Việt Nam, vì vậy mức thu nhập thực nhận của người lao động cũng khác và có thể đạt mức rất tốt.

Mức thu nhập phổ biến mà người lao động nhận được khi đi xuất khẩu lao động Nhật Bản thông thường khoảng 25-35 triệu đồng/tháng.

3. Có được tăng lương theo thời gian làm việc không?

Thực chất lương dự tính do công ty môi giới thông báo trước khi người lao động phỏng vấn thường thấp hơn mức lương sau khi xí nghiệp tiếp nhận và ký kết. Tâm lý tuyển chọn của hầu hết các ông chủ xí nghiệp đều là “nếu anh có thể chấp nhận được mức lương dự kiến thấp thì các anh sẽ hài lòng và làm tốt hơn nếu được trả lương cao hơn, thay vì nói thẳng mức lương sẽ trả họ thường nói mức lương thấp hơn một chút”.

Việc tăng lương không có lộ trình cố định, cũng không có quy định nào về việc tăng lương, tùy thuộc vào chế độ từng công ty, tùy thuộc vào chất lượng người lao động mà xí nghiệp có xem xét tăng lương hay không. Có trường hợp người lao động được xí nghiệp Nhật tăng lương trong tháng làm việc thứ 3, nhiều xí nghiệp tăng liên tục theo quý, theo chất lượng công việc hoàn thành, thái độ và tính cảm người lao động.

4. Lương cơ bản của người lao động phụ thuộc vào những gì?

- Thay đổi theo khu vực: Các tỉnh khác nhau có mức lương cơ bản thường khác nhau, lương ở ngoại ô cũng thấp hơn trung tâm thành phố (thường thì lương cao đi kèm với chi phí ăn ở sinh hoạt lớn)
 
- Thay đổi theo đặc thù ngành nghề: Công việc có mức độ độc hại, nguy hiểm, nặng nhọc lương sẽ cao hơn. VD: sơn cơ khí, đúc, hàn, dàn giáo, ... thu nhập thường cao hơn mặt bằng chung
 
- Thay đổi theo tính chất công việc. Yêu cầu công việc càng cao thì thu nhập cũng cao hơn. VD: tiện, phay, bào, cơ khí chế tạo, mộc, ... là những ngành có thu nhập tốt. Ngay cả trong ngành may: may công đoạn, may hoàn thiện, may thời trang cũng có thu nhập khác nhau
 
- Thay đổi theo khung lương xí nghiệp: Nhiều xí nghiệp bảo vệ lao động rất tốt, họ không muốn thu nhập của công nhân trong cùng xí nghiệp có sự chênh lệch quá lớn giữa người Nhật và người Việt, gây bất hòa hoặc tâm lý không tốt cho người lao động. Khi xí nghiệp trả lương sát với lương công nhân người Nhật, thu nhập sẽ rất cao.

5. Dự kiến trong các năm tới

Từ tháng 4/2015 đến nay, chính phủ Nhật có hướng phá giá đồng Yên để thúc đẩy sản xuất trong nước, khơi dậy nền kinh tế tăng trưởng mạnh hơn, điều này phần nào giúp nhu cầu tuyển dụng nhân lực tại các xí nghiệp Nhật tăng lên, công việc ổn định hơn. Chính vì vâỵ, việc đi Nhật làm việc dần trở lên dễ dàng đối với nhiều đối tượng lao động: các yếu tố như ngoại hình, độ tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa,… được nới rộng và hạ thấp gần như tối đa.

Tỷ giá đồng Yên/VNĐ hiện tại (tháng 1/2016) dự kiến đã là đáy và sẽ tăng dần trong năm 2016 cùng các năm tiếp theo, tạo thu nhập khi quy đổi gửi về nước tốt hơn.
Do nhu cầu thiếu hụt lao động, hiện tại nhiều xí nghiệp đã nâng mức lương cơ bản lên khá cao cho người lao động (từ 130.000 Yên trở lên), thời gian tới chắc chắn mức lương ký kết sẽ tiếp tục tăng do chênh lệnh giữa người Nhật và người Việt trong cùng vị trí ở xí nghiệp vẫn là một khoảng cách rộng.

Lao động nữ đang làm việc tại Nhật Bản

Tin vui cho người Xuất khẩu Lao động Nhật Bản: luật cho phép bỏ thời hạn lao động 3 năm

Xuất khẩu Lao động Nhật Bản sẽ được gia hạn hơn 3 năm, Ngày 9/9, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật cho phép bỏ thời hạn lao động 3 năm đối với việc thuê lao động tạm thời. Dự luật được thông qua với sự ủng hộ của đảng Tự do Dân

Xuất khẩu Lao động Nhật Bản sẽ được gia hạn hơn 3 năm, Ngày 9/9, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật cho phép bỏ thời hạn lao động 3 năm đối với việc thuê lao động tạm thời.

Dự luật được thông qua với sự ủng hộ của đảng Tự do Dân chủ (LDP) cầm quyền và đối tác trong liên minh cầm quyền-đảng Công minh Mới (NKP).

Theo luật lao động hiện hành, thời hạn thuê lao động tạm thời thông qua các công ty tuyển dụng lao động không được quá 3 năm đối với cùng một công việc, trừ 26 công việc yêu cầu các kỹ năng chuyên sâu như phiên dịch viên và thư ký.

Với việc dỡ bỏ thời hạn 3 năm, luật sửa đổi sẽ cho phép các chủ doanh nghiệp sau khi hết hợp đồng được tiếp tục được sử dụng nguồn lao động tạm thời cho vị trí công việc đó với điều kiện họ phải thuê các lao động khác nhau sau mỗi 3 năm và phải tôn trọng ý kiến của người lao động.

Với những người lao động tạm thời làm cùng một công việc trong 3 năm liền, các công ty môi giới (tuyển dụng lao động) liên quan sẽ phải đề nghị chủ doanh nghiệp tiếp tục ký hợp đồng trực tiếp hoặc tìm một công việc tạm thời mới cho lao động đó.

Văn kiện mới cũng yêu cầu các công ty môi giới phải có giấy phép của chính phủ mới bắt đầu hoạt động, đồng thời sẽ phải chịu sự giám sát chặt chẽ.

Dự luật trên được sửa đổi từ một dự luật đã được Hạ viện Nhật Bản thông qua vào tháng Sáu vừa qua. Để chính thức có hiệu lực, văn bản mới này sẽ phải được Hạ viện phê chuẩn.

Theo số liệu của Bộ Lao động Nhật Bản tính đến tháng 6/2014, nước này có khoảng 1,26 triệu lao động tạm thời.

Trong một động thái riêng rẽ cùng ngày, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua và ban hành một đạo luật nhằm sửa đổi sự chênh lệch trong việc trả lương giữa các lao động tạm thời và lao động thường xuyên khi làm cùng một công việc./.

HTV tổng hợp

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 27/02/2017 02:05
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....