Xét tuyển trực tuyến

Thí sinh được đăng ký tối đa mấy trường? Mấy ngành?

Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong các đợt xét tuyển

Mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường tối đa 2 ngành, không được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển đầu tiên cũng như các đợt bổ sung.

 Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản hướng dẫn các trường đại học, học viện tổ chức công tác tuyển sinh. Theo đó, các trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia để xét tuyển các thí sinh đã đăng ký sử dụng kết quả kỳ thi để xét tuyển đại học, cao đẳng.

Các trường cần công bố trên trang thông tin điện tử của trường và các phương tiện thông tin đại chúng quy định xét tuyển vào ngành hoặc nhóm ngành của trường bao gồm: Tổ hợp môn thi dùng để xét tuyển; Cách thức xét tuyển giữa ngành thứ nhất và thứ hai theo thứ tự ưu tiên trong Phiếu đăng ký xét tuyển của thí sinh; Chỉ tiêu tuyển sinh của từng ngành theo từng phương thức xét tuyển (nếu trường có đề án tự chủ tuyển sinh).

Thi THPT quốc gia 2016 (Ảnh minh họa)

 Các trường tổ chức nhận đăng ký xét tuyển của thí sinh, cập nhật dữ liệu đăng ký xét tuyển của thí sinh lên hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia; thông báo công khai kết quả xét tuyển trên trang thông tin điện tử của trường.

Những trường có tổ chức sơ tuyển và các trường tổ chức thi môn năng khiếu, cần xây dựng kế hoạch sơ tuyển hoặc thi các môn năng khiếu đảm bảo có kết quả sơ tuyển trước ngày 1/8, có kết quả thi môn năng khiếu trước ngày bắt đầu của mỗi đợt xét tuyển. Đồng thời cập nhật vào hệ thống quản lý dữ liệu tuyển sinh quốc gia sau khi có kết quả danh sách các thí sinh đã đạt yêu cầu sơ tuyển, danh sách thí sinh dự thi và kết quả thi môn năng khiếu.

Đối với các trường tuyển sinh theo nhóm, Bộ Giáo dục yêu cầu phải xây dựng đề án tự chủ tuyển sinh của nhóm trường và báo cáo về Bộ. Sau khi được Bộ xác nhận bằng văn bản đề án phù hợp với quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, các trường trong nhóm công bố công khai đề án tự chủ tuyển sinh trên trang thông tin điện tử của các trường và thực hiện các nhiệm vụ được phân công theo quy định tại đề án tự chủ tuyển sinh trong tổ chức xét tuyển và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Đối với các trường tuyển sinh riêng, phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Quy chế tuyển sinh và được Bộ GD&ĐT xác nhận bằng văn bản. Thời hạn kết thúc việc xét tuyển là ngày 20/10 đối với hệ đại học và 15/11 đối với hệ cao đẳng.

Trước mỗi đợt xét tuyển, các trường phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của trường các nội dung: Chỉ tiêu của các ngành đối với đợt xét tuyển đó; Trường hợp sử dụng nhiều tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành, trường cần quy định mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp hoặc chỉ tiêu dành cho mỗi tổ hợp. Đối với những ngành trường đã tuyển sinh từ năm 2014 trở về trước phải dành ít nhất 50% chỉ tiêu để xét tuyển theo khối thi truyền thống (khối thi áp dụng từ năm 2014 trở về trước).

Điểm xét tuyển của trường hoặc từng ngành không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục quy định.

Trong đợt xét tuyển đầu tiên, mỗi thí sinh được đăng ký tối đa 2 trường, mỗi trường đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Thí sinh không được thay đổi nguyện vọng trong đợt xét tuyển.

Trong các đợt bổ sung, mỗi đợt thí sinh được đăng ký tối đa vào 3 trường và trong mỗi trường được đăng ký tối đa 2 ngành xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 2. Thí sinh cũng không được thay đổi nguyện vọng trong từng đợt xét tuyển bổ sung.

Thi THPT quốc gia 2016 (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, năm nay lần đầu tiên xuất hiện phương thức tuyển sinh theo nhóm trường, nghĩa là một nhóm các trường kết hợp với nhau để xét tuyển trên cơ sở dữ liệu chung.

Với trường hợp thí sinh đăng ký xét tuyển vào các trường trong nhóm, Bộ quy định thí sinh có thể sử dụng số ngành tối đa được phép của từng đợt xét tuyển (4 ngành trong đợt một và 6 ngành trong các đợt xét tuyển bổ sung) để đăng ký xét tuyển vào nhiều trường trong nhóm và sắp xếp các ngành đã đăng ký theo thứ tự ưu tiên.

Ví dụ trong đợt một, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển vào bốn trường khác nhau trong nhóm nếu mỗi trường đăng ký một một ngành hoặc đăng ký vào​ ba trường khác nhau trong nhóm nếu đăng ký ​hai ngành vào một trường và ​hai ngành còn lại đăng ký vào hai trường.

Thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào ​hai trường trở lên trong nhóm ở đợt một hoặc ba trường trở lên trong nhóm ở đợt xét tuyển bổ sung thì không được đăng ký xét tuyển vào các trường ngoài nhóm.

Các nhóm trường quy định mẫu phiếu đăng ký xét tuyển và công bố công khai cách thức xét tuyển giữa các ngành theo thứ tự ưu tiên trong phiếu này.

Hiện đang có 10 trường lập nhóm tuyển sinh gồm Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Xây dựng, Đại học Giao thông, Đại học Thủy lợi, Đại học Mỏ địa chất, Đại học Ngoại thương và Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Theo Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, Bộ khuyến khích các trường tuyển sinh theo nhóm và trong thời gian tới sẽ có thể có thêm các nhóm trường mới. Các nhóm trường cần lập đề án tuyển sinh và gửi về Bộ xem xét./.

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 16/03/2016 11:35
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....