không chỉ vì trẻ em là nguồn nhân lực tương lai của đất nước mà còn vì cha mẹ các em là nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.Bởi vậy nghiên cứu sự phát triển của giáo dục mầm non chính là đổi mới những vấn đề liên quan tới phát triển nguồn nhân lực một yếu tố cực kỳ quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
=> Văn bằng 2 ngành sư phạm mầm non - Tiểu học
=> Văn bằng 2 mầm non - Đại học Thủ đô
=> Học văn bằng 2 mầm non ở đâu?
1. Thực trạng
Những năm gần đây giáo dục mầm non đựơc xác định là vấn đề có tầm chiến lược lâu dài trong việc phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.Qua tìm hiểu về thực trạng phát triển của gáo dục mầm non trong những năm gần đây ,nhóm chúng tôi xin đưa ra một số hiểu biết về thực trạng của giáo dục mầm non và một số giải pháp để phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạn tới.
Sư phạm mầm non (ảnh minh họa)
1. Quan điểm của đảng và nhà nước về giáo dục mầm non
Điều 21 luật giáo dục năm 2005 quy định: Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng,chăm sóc ,giáo dục trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi.
2. Vai trò của giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non là một bậc học nằm trong hệ thống giáo dục của nhà nước.Bậc học này rất đặc biệt vì nó mang tính tự nguyện rất cao và chỉ dành riêng cho trẻ từ ba đến 72 tháng tuổi tạo thành một quá trình giáo dục liên tục thống nhất cho trẻ mầm non.
3. Mục tiêu của giáo dục mầm non
Theo tinh thần của chỉ thị 153 của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 08 năm 1966 mục tiêu của giáo dục mầm non nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức vui chơi mà giáo dục các cháu đức tính tốt ,chăm sóc sức khỏe cho các cháu ,tập cho các cháu vừa chơi vừa học,chuẩn bị cho các cháu vào trường phổ thông ,giáo dục mẫu giáo tốt sẽ chuẩn bị cho một nền giáo dục tốt.
Theo điều 22 luật giáo dục năm 2005 :Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất tình cảm trí tuệ ,thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên nhân cách ,chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một.
4. Các chính sách của nhà nước đối với giáo dục mầm non
Nhà nước coi giáo dục mầm non là một bậc học cần thiết và bắt buộc phải có trong hệ thống giáo dục.Từ chỉ thị 53/CP của Hội Đồng Bộ Trưởng ngày 12 tháng 8 năm 1966 đã xác định mục tiêu của giáo dục mầm non “ Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt.
Sáng ngày 19 tháng 9 năm 2006 tại Hà Nội bộ giáo dục và đào tạo tổ chức giới thiệu đề án “Phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015”. Mục tiêu của đề án là mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non đặc biệt chú trọng phát triển mầm non với đồng bào dân tộc ,vùng kinh tế khó khăn,hải đảo xa xôi.
Nội dung của đề án là đa dạng hóa các phương thức chăm sóc giáo dục bảo đảm chế độ chính sách cho giáo viên mầm non theo quy định của nhà nước .Đối với vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2006-2010 sẽ đầu tư kinh phí đào tạo trình độ chuẩn cho 3000 giáo viên trang bị cơ sở vật chất theo những tiêu chí đạt 2500 cơ sở giáo dục ở các vùng này .Đồng thời đổi mới chương trình,phương pháp giáo dục mầm non,các hoạt động tổ chức vui chơi cho trẻ phù hợp với tâm sinh lý của trẻ khắc phục tình trạng dạy lớp một cho trẻ mẫu giáo năm tuổi .Thực hiện chương trình thí điểm tin học kid smart cho trẻ làm quen với tin học phấn đấu đến năm 2010 khoảng 1/3 số cơ sở giáo dục mầm non được tiếp cận với tin học ngoại ngữ .Cung cấp các thiết bị học tập và vui chơi cho trẻ.
5. Đề án phát triển giáo dục mầm non đựoc chia làm hai giai đoạn:
- Giai đoạn 1 từ 2006 đến 2010
- Giai đoạn 2 từ năm 2010 đến 2015
Tổng kinh phí đầu tư cho đề án này là 5000 tỷ VNĐ
Mục tiêu lớn nhất của đề án này rút ngắn khoảng cách giáo dục mầm non nông thôn với giáo dục mầm non thành thị .Đề án phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2006 đến 2015 là đề án đựoc đầu tư kinh phí cho giáo dục mầm non nhất từ trước đến nay.
Các nghị quyết gần đây nhất của đảng về nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục đào tạo đều coi giáo dục mầm non là tiền đề cho một nền giáo dục ,là điểm khởi đầu để hình thành nhân cách con người .Giáo dục mầm non là mốc thang đầu tiên mở đầu cho cả một nền giáo dục.
Sư phạm mầm non (ảnh minh họa)
2. Giải pháp
Trong phương hướng phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010 của Bộ giáo dục và Đào tạo có nhấn mạnh phải đổi mới chương trình giáo dục mầm non đồng bộ như đối với chương trình giáo dục phổ thông.Để tháo gỡ những tồn tại của giáo dục mầm non hiện nay Nhà nước ta nên thực hiện đồng bộ 1 số giải pháp sau:
- Đổi mới về nội dung phương thức giáo dục, nghiên cứu khoa học về giáo dục mầm non, lồng ghép các chương trình chơi và học cho trẻ tạo môi trường lành mạnh giúp trẻ hình thành nhân cách và trí tuệ ban đầu.
- Đổi mới công tác quản lý đối với giáo dục mầm non.Đây là 1 yêu cầu cần thiết đòi hỏi Nhà nước phải làm ngay và làm có hiệu quả.Thống nhất để tỉnh quản lý và chỉ đạo chung đối với mầm non như các bậc học khác,nhà nước xây dựng kế hoạch dùng ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi trả lương cho giáo viên mầm non. Giao rõ quyền hạn và trách nhiệm quản lý giáo dục mầm non cho các cấp chính quyền cơ sở, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với giáo dục mầm non,phối kết hợp quản lý mầm non giữa các cấp các ngành.
- Đẩy mạnh việc đầu tư cho giáo dục mầm non, xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng, xây dựng các trường lớp đạt các yêu cầu tối thiểu của 1 lớp mầm non,đổi mới trang thiết bị vui chơi học tập của trẻ, chú trọng đầu tư cho vùng sâu vùng xa
- Đào tạo đội ngũ giáo viên mầm non đạt trình độ chuẩn đáp ứng được yêu cầu đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng.Đồng thời Nhà nuớc cũng phải có những chính sách quan tâm đến đời sống giáo viên mầm non như chế độ tiền lương, bảo hiểm .Đó chính là biện pháp hiệu quả bước đầu nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố lòng yêu nghề yêu trẻ của giáo viên.
- Xã hội hóa giáo dục mầm non chính quyền và nhân dân phải cùng vào cuộc vì sự nghiệp giáo dục mầm non.Nhà nước có những chính sách khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào việc phát triển giáo dục mầm non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non.Nhưng tất cả các hoạt động này phải có sự kiểm tra giám sát chặt chẽ của Nhà nước
- Hợp tác quốc tế về giáo dục mầm non Nhà nước phải tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, liên kết với 1 số nước, các tổ chức quốc tế đầu tư nghiên cứu phát triển giáo dục mầm non.