được sử dụng để chỉ nghề nghiệp của những người có kiến thức pháp luật nhất định, đang thực hiện các công việc liên quan đến các mặt khác nhau của đời sống pháp lý tại toà án, viện kiểm sát, văn phòng luật sư, cơ quan công an, cơ quan thi hành án, cơ quan công chúng và một số bộ phận trong các cơ quan hành chính nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước.
Trong xu thế hội nhập, nền kinh tế Việt Nam đang có sự phát triển đa dạng, phức tạp của các loại hình doanh nghiệp và các hình thức kinh doanh. Theo đó, ngành Luật kinh tế trở thành một ngành nghề quan trọng, gắn liền với thiên chức định hướng, dẫn dắt và đảm bảo cho xã hội một môi trường kinh doanh công bằng, lý tưởng.
Luật kinh tế - “kim chỉ nam” của mọi sự phát triển bền vững
Luật kinh tế là ngành nghiên cứu và vận dụng những quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình quản lý kinh tế. Học ngành này, sinh viên được đào tạo kiến thức về pháp luật, thực tiễn pháp luật trong kinh doanh cũng như khả năng nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong hoạt động kinh doanh đối với nền kinh tế Việt Nam.
Ảnh minh họa.
Tư vấn học ngành Luật kinh tế: Hotline: 0983.895.591. Hòa mình vào “thế giới phẳng”, kinh tế nước ta đang ngày càng khởi sắc với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp nội địa bên cạnh các tổ chức, doanh nghiệp và tập đoàn có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn lúc nào hết, hành lang pháp lý và các vấn đề liên quan đến chính sách về kinh tế phải được đảm bảo, bất cứ doanh nghiệp, tổ chức nào cũng cần nắm rõ pháp chế để triển khai các hoạt động kinh doanh đúng pháp luật. Ngành Luật kinh tế theo đó trở thành một ngành nghề không thể thiếu của xã hội hiện đại, gắn liền với những cái vươn mình mạnh mẽ và bền vững của từng doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế nói chung.
Nhân lực ngành Luật kinh tế ngày càng thiếu
Theo thông tin từ Bộ Tư pháp, từ nay đến năm 2020, ước tính chỉ riêng các chức danh tư pháp Việt Nam cần khoảng 13.000 luật sư, 2.300 thẩm phán, 2.000 công chứng viên, 3.000 chấp hành viên, 300 thẩm tra viên thi hành án dân sự và thừa phát lại. Con số trên còn tăng lên gấp nhiều lần khi tính đến lượng công chức làm việc tại các bộ, ban ngành và doanh nghiệp. Vì vậy, Luật kinh tế đang được xếp vào nhóm các ngành “khát” nhân lực của cả nước. Ngành Luật kinh tế.
Học Luật kinh tế ra trường sẽ làm gì? Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau trong nền kinh tế - xã hội như: chuyên viên tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp; chuyên viên thực hiện dịch vụ pháp lý tại các tổ chức dịch vụ pháp luật, văn phòng luật sư; chuyên viên lập pháp, hành pháp, tư pháp trong các cơ quan nhà nước hoặc nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các cơ sở giáo dục. Ngành Luật kinh tế.
Bên cạnh đó, trong thời đại đồng tiền không nằm yên trong két sắt mà luôn được tận dụng cho những cơ hội đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, những chiến lược kinh doanh táo bạo như hiện nay, các Cử nhân Luật kinh tế có cơ hội trở thành những chuyên gia tư vấn tài chính chuyên cung cấp cho khách hàng những quyết định đầu tư tài chính đúng đắn, sáng suốt. Tại Việt Nam, đây là một nghề nghiệp mới mẻ, giàu triển vọng với nhiều đãi ngộ đặc biệt.
Học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì? và làm ở đâu?...
Những thông tin từ bài viết sẽ giúp bạn định hướng rõ hơn về tương lai của mình khi chọn ngành Luật kinh tế là nền móng khởi nghiệp cho bản thân.
Với sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp cùng quá trình giao thương kinh tế trong thời hội nhập sẽ tạo ra những thách thức lớn trong kinh doanh về các mặt liên quan đến pháp luật, đặc biệt là pháp luật về kinh tế. Vì vậy, nhu cầu nhân lực ở ngành Luật kinh tế sẽ có nhiều tiềm năng ổn định trong xã hội.
Học Luật kinh tế ra trường làm gì? Tư vấn học ngành Luật kinh tế: Hotline: 0983.895.591
Tốt nghiệp ngành Luật kinh tế bạn dễ dàng chọn lựa những việc làm với mức lương hấp dẫn và có khả năng thăng tiến cao. Cử nhân Luật kinh tế có thể đảm nhận các vị trí như:
- Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong kinh doanh, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế;
- Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư;
- Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;
- Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế.
Ra trường làm việc ở đâu?
Với các công việc trên, bạn có thể khẳng định năng lực của mình tại:
- Các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hội;
- Cơ quan nhà nước các cấp;
- Hệ thống tòa án nhân dân, các trung tâm trọng tài thương mại và các đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý;
- Các viện nghiên cứu, đơn vị giáo dục;
Để có hành trang khởi nghiệp vững chắc, đòi hỏi bạn phải lựa chọn cho mình một chương trình đào tạo ngành Luật kinh tế uy tín, bạn có thể tìm hiểu thêm tại các trường như: Đại học Kinh tế Tài chính Tp.HCM - UEF, Đại học Công nghệ - HUTECH, Đại học Thành Đông, Đại học Mở Tp.HCM, Trường Trung cấp Cộng đồng Hà Nội ...... Trong môi trường đào phù hợp, bạn mới có thể phát huy hết niềm đam mê và năng lực của mình, tự tin xây dựng kế hoạch tương lai mà không cần phải lo nghĩ học ngành Luật kinh tế ra trường làm gì và làm việc ở đâu?
Trung cấp luật