Học đường

Viện đào tạo liên tục - Đại học Bách khoa Hà Nội

Vào ngày 15 tháng 3 năm 1960 khóa học đại học tại chức đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội.

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã long trọng tổ chức khai giảng khoá học đầu tiên hệ đại học tại chức với 460 sinh viên thuộc 9 chuyên ngành đào tạo.

Ngày 25 tháng 4 năm 1961 Khoa Đại học buổi tối và Hàm thụ thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được thành lập theo quyết định số 213/QĐ của Bộ Giáo dục (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Ngày 22 tháng 2 năm 1963, Khoa Đại học buổi tối và Hàm thụ chính thức được đổi tên thành Khoa Đại học Tại chức theo quyết định số 103/QĐ của Bộ Giáo dục.

>>>>> Tuyển sinh tại chức Đại học Bách khoa Hà Nội

>>>>> Liên thông CĐ, CĐ nghề lên Đại học Bách khoa Hà Nội

PGS.TS. Trần Đình Khang Viện trưởng Viện đào  tạo liên tục phát biểu khai giảng khóa học

Để thực hiện mục tiêu chiến lược xây dựng Đại học Bách khoa Hà Nội trở thành trường đại học trình độ cao, đa ngành, đa lĩnh vực; một trung tâm nghiên cứu khoa học và công nghệ hàng đầu của đất nước, với một số lĩnh vực đạt trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, Nhà trường đã tiến hành xây dựng Đề án “Đổi mới quản lý đại học – thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm tại Đại học Bách khoa Hà Nội giai đoạn 2011-2015”. Đề án đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và cho phép thực hiện thí điểm. Việc thành lập Viện Đào tạo liên tục từ cơ sở nguồn nhân lực, cơ sở vật chất của Khoa Đại học tại chức là một phần trong kế hoạch chuyển đối cơ cấu tổ chức Nhà trường theo mô hình Trường – Học viện để phù hợp với cơ chế phân cấp tự chủ.

Ngày 17 tháng 11 năm 2011, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã ra quyết định số 2616/QĐ-ĐHBK-TC thành lập Viện Đào tạo liên tục trên cơ sở Khoa Đại học Tại chức. Chức năng, nhiệm vụ của Viện là tổ chức và quản lý các khóa đào tạo ngắn hạn, các chương trình đào tạo đại học (đào tạo tập trung, đào tạo liên thông và văn bằng thứ 2) theo hình thức vừa làm vừa học.

Cho đến nay, Viện Đào tạo liên tục đã hợp tác với gần 130 cơ sở đào tạo trên toàn quốc tuyển sinh và đào tạo được gần 40.000 kỹ sư và cử nhân thuộc hơn 30 ngành/chuyên ngành, góp phần quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

CÁC NGÀNH/ CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO

TẠI VIỆN ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

TT

Nhóm ngành 1 (Cơ khí-Cơ điện tử-Nhiệt lạnh)

Mã ngành

Chuyên ngành đào tạo

1

Kỹ thuật cơ điện tử

D520114

 

2

Kỹ thuật cơ khí (chế tạo)

D520103

–  Công nghệ chế tạo máy

3

Kỹ thuật cơ khí (động lực)

D520103

–  Kỹ thuật ô tô

 

Nhóm ngành 2 (Điện-Điện tử-CNTT-Toán tin)

 

 

4

Kỹ thuật điện, điện tử

D520201

–  Hệ thống điện-  Thiết bị điện – điện tử

5

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

D520216

–  Tự động hóa-  Điều khiển tự động

6

Kỹ thuật điện tử, truyền thông

D520207

–  Thông tin – truyền thông-  Phát thanh – truyền hình

7

Công nghệ thông tin

D480201

 

 

Nhóm ngành 3 (Hóa-Sinh-Thực phẩm-Môi trường)

 

 

8

Kỹ thuật môi trường

D520320

–  Công nghệ môi trường

9

Kỹ thuật sinh học

D420201

 

10

Kỹ thuật thực phẩm

D540101

–  Công nghệ thực phẩm

 

Nhóm ngành 4 (Vật liệu-Dệt may-Sư phạm KT)

 

 

11

Kỹ thuật vật liệu kim loại

D520310

–  Kỹ thuật luyện giang thép-  Luyện kim mầu và KL quý hiếm

 

–  Công nghệ đúc

–  Cán kim loại

12

Kỹ thuật dệt

D540201

–  Công nghệ dệt

13

Công nghệ may

D540204

–  Công nghệ sản phẩm may

14

Công nghệ da giày

D540206

 

 

Nhóm ngành 6 (Kinh tế-Quản lý)

 

 

15

Quản trị kinh doanh

D340101

 

16

Kinh tế công nghiệp

D510604

 

17

Quản lý công nghiệp

D510601

 

18

Tài chính – Ngân hàng

D340201

 

19

Kế toán

D340301

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 22/09/2015 10:35
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....