Cử nhân Luật kinh tế - Trường ĐH Công nghệ và Quản lý Hữu nghị UTM
Luật kinh tế là hệ thống các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước và trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Tốt nghiệp, cử nhân Luật có thể trở thành Chuyên gia tư vấn pháp lý, Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư; Chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp;...
+ Nghiệp vụ tố tụng và giải quyết tranh chấp trong kinh doanh bằng thủ tục trọng tài
+ Kỹ năng tổ chức công việc, tra cứu, cập nhật và phân loại văn bản pháp luật
+ Nghiên cứu và xử lý những vấn đề pháp lý đặt ra trong thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và quản lý của nhà nước đối với nền kinh tế Việt Nam
+ Các môn học thú vị như: Luật sở hữu trí tuệ, Pháp luật về doanh nghiệp, Luật thương mại, Luật cạnh tranh, Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Thủ tục đăng ký doanh nghiệp và thủ tục đầu tư, Phá sản và giải quyết tranh chấp trong hoạt động kinh doanh, Pháp luật kinh doanh bất động sản, Luật đầu tư, Pháp luật về đầu tư xây dựng...
Những điểm khác biệt khi học Luật kinh tế tại UTM
+ HUMT là một trong những trường dẫn đầu về đào tạo ngành Luật kinh tế
+ Sĩ số lớp học không quá 30 sinh viên yêu thích ngành Luật kinh tế
+ Tiếng Anh là ngôn ngữ chính, những bạn chưa đạt chuẩn anh văn đầu vào sẽ được tham gia lớp học tăng cường
+ Môi trường học tập thân thiện, sáng tạo với sự giảng dạy tận tình của giảng viên 100% có trình độ thạc sĩ trở lên
+ HUMT chú trọng nguyên tắc người học là trung tâm đào tạo.
+ Có hệ thống tư vấn học thuật giúp sinh viên giải đáp được thắc mắc về bài vở cũng như củng cố ý tưởng nghiên cứu khoa học
+ Được tiếp cận với những giáo trình chuẩn hóa và cập nhật, kế thừa từ những nội dung mới của các trường ĐH tại Châu Âu như: Anh, Pháp, Đức,… một cách thường xuyên
+ Đảm bảo vấn đề thực tập và việc làm, HUMT có hệ thống kết nối bền chặt với các doanh nghiệp uy tín trong và ngoài nước
+ Giúp bạn trở nên năng động, tự tin và dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc sau này thông qua những buổi đào tạo kỹ năng mềm, hoạt động sinh viên, câu lạc bộ ngoại khóa
Năm 2016, Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (HUMT) thực hiện đồng thời hai phương thức tuyển sinh: Xét tuyển kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển học bạ trung học phổ thông (điểm học tập năm lớp 12) cho tất cả các ngành đào tạo trình độ Đại học và Cao đẳng chính quy. Nhà trường sẽ dành 30% chỉ tiêu tuyển sinh theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và 70% chỉ tiêu tuyển sinh theo phương thức xét tuyển học bạ.
Phương thức xét tuyển theo kết quả kỳ thi trung học phổ thông quốc gia
- Điều kiện để được xét tuyển:
+ Tham gia kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016
+ Đạt điểm tối thiểu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Lịch tuyển sinh: Theo lịch quy định của Bộ GD&ĐT
- Hồ sơ đăng ký xét tuyển: Theo quy định về tuyển sinh 2016
Phương thức tuyển sinh theo hình thức xét điểm học bạ
- Điều kiện để được xét tuyển:
+ Tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
+ Tổng điểm trung bình năm học lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp dùng để xét tuyển từ 18 điểm trở lên đối với bậc đại học và tốt nghiệp THPT đối với bậc cao đẳng.
Ví dụ: Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trình độ Đại học ngành Luật kinh tế (mã ngành 52380107) với tổ hợp môn xét tuyển (Toán, Lý, Hoá) thì phải đảm bảo điều kiện xét tuyển như sau: Điểm xét tuyển = (Điểm TB Toán lớp 12 + Điểm TB Lý lớp 12 + Điểm TB Hoá lớp 12) >= 18
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển học bạ lớp 12 THPT từ ngày 02/5/2016
- Lịch tuyển sinh (dự kiến):
+ Đợt 1: Từ ngày 02/05/2016 đến 15/07/2016
+ Đợt 2: Từ ngày 16/07/2016 đến 05/08/2016
+ Đợt 3: Từ ngày 06/08/2016 đến 25/08/2016
+ Đợt 4: Từ ngày 26/08/2016 đến 10/09/2016
+ Đợt 5: Từ ngày 11/09/2016 đến 10/12/2016
Hồ sơ đăng ký xét tuyển:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu của Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu Nghị (phụ lục).
+ Bản sao y có chứng thực: Học bạ THPT; Bằng tốt nghiệp THPT, Giấy chứng nhận kết quả thi kỳ thi THPT Quốc gia.
+ Giấy tờ chứng nhận đối tượng, khu vực ưu tiên trong tuyển sinh.
+ 04 ảnh cỡ 3x4 (chụp không quá 06 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ).
+02 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ người nhận.
Nơi tiếp nhận hồ sơ và nhập học: Phòng tuyển sinh và Hợp tác đào tạo - Trường Đại học Công nghệ và Quản lý Hữu nghị
Phòng 104, Số 1 Hoàng Văn Thụ, P. Nguyễn Trãi, Q. Hà Đông, Hà Nội. Điện thoại: 0971 60 9191
Triển vọng nghề nghiệp khi học Luật kinh tế tại UTM
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của các chủ thể với nhau, trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường của nhà nước cũng như trong bối cảnh xã hội có sự giao thoa mạnh mẽ của các nền kinh tế trên thế giới thường phát sinh những vấn đề phức tạp có liên quan và cần đến sự can thiệp của luật pháp. Do đó những công việc liên quan đến ngành luật kinh tế luôn luôn cần thiết.
Cơ hội việc làm:
Sau khi kết thúc chương trình đào tạo sinh viên được cấp bằng cử nhân Luật kinh tế và có thể làm:
+ Chuyên gia tư vấn pháp lý, phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận hành của nền kinh tế, các hoạt động kinh doanh và đảm bảo các hoạt động của tổ chức đúng chủ trương, chính sách của nhà nước và các công ước quốc tế có liên quan đến lĩnh vực kinh tế
+ Chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư trong các tổ chức dịch vụ pháp luật
+ Chuyên viên tư vấn pháp luật trong các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, xã hộ
+ Chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp trong các cơ quan nhà nước các cấ
+ Nghiên cứu, giảng dạy về pháp luật kinh tế tại các viện nghiên cứu, cơ sở giáo dục