Hầu hết chứng chỉ tin học là một phần không thể thiếu trong hồ sơ và tiêu chí của một nhà tuyển dụng ở Việt Nam . Mà ở đây tôi muốn nói đến chính là Chứng chỉ tin học theo thông tư 03 hay chứng chỉ ứng dụng CNTT . Đây là chứng chỉ xác nhận kỹ năng sử dụng CNTT theo chuẩn Quốc gia do Bộ Thông tin và truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BTTT
Chứng chỉ này được xem là chứng chỉ tin học quốc gia mới thay cho chứng chỉ thay cho các chứng chỉ A , B , C và bao gồm 2 cấp độ: Cơ bản và Nâng cao.
Mẫu chứng chỉ tin cơ bản và nâng cao theo thông tư 03/2014/TT-BTTTT
1. Chứng chỉ ứng dụng CNTT là gì?
Là Chứng chỉ Quốc gia, chứng nhận kỹ năng sử dụng CNTT đúng theo Chuẩn do Bộ thông tin và Truyền thông quy định, được ban hành tại Thông tư 03/2014/TT-BTTTT.
Đây là Chứng chỉ tin học quốc gia mới (thay cho Chứng chỉ Tin học A, B trước đây) và bao gồm 02 cấp độ: Cơ bản và Nâng cao.
Chứng chỉ ứng dụng CNTT có thể gọi dưới các tên sau: Chứng chỉ tin học quốc gia hoặc Chứng chỉ xác nhận kỹ năng sử dụng CNTT theo chuẩn quốc gia.
2. Những đối tượng nào nên thi để lấy chứng chỉ này?
Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản là cần thiết đối với sinh viên (cần hoàn thiện các văn bằng chứng chỉ để tốt nghiệp, xin việc làm) hoặc viên chức, cán bộ đang công tác tại các Cơ quan Nhà nước nhằm hoàn thiện hồ sơ kỹ năng sử dụng CNTT theo đúng các tiêu chuẩn do Cơ quan Nhà nước ban hành.
Chứng chỉ ứng dụng CNTT Nâng cao cần thiết đối với các cán bộ, chuyên viên cần hoàn thiện hồ sơ thể hiện kỹ năng cao cấp về sử dụng CNTT, thuận lợi cho việc thăng tiến, tăng bậc lương.
3. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Cơ bản?
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định Chứng chỉ cơ bản bao gồm 6 Module:
- Những hiểu biết cơ bản về CNTT (IU01)
- Sử dụng máy tính cơ bản (IU02)
- Soạn thảo văn bản với MS Word (IU03)
- Sử dụng bảng tính với MS Excel (IU04)
- Trình chiếu với MS Power Point (IU05)
- Sử dụng Internet cơ bản (IU06)
4. Cần học và thi những phần nào để đạt Chứng chỉ ứng dụng CNTT Nâng cao?
Thông tư 03/2014/TT-BTTTT quy định 09 module như bên dưới đối với Chuẩn sử dụng CNTT nâng cao.
Thí sinh cần đủ 2 điều kiện: (i) Đã có Chứng chỉ ứng dụng CNTT cơ bản (nêu trên) + (ii) Thi và đạt tối thiểu 03 trên 09 Module nâng cao (bên dưới) để được cấp Chứng chỉ ứng dụng CNTT nâng cao.
- Xử lý văn bản nâng cao (IU07)
- Sử dụng bảng tính nâng cao (IU08)
- Sử dụng trình chiếu nâng cao (IU09)
- Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu (IU10)
- Thiết kế đồ họa hai chiều (IU11)
- Biên tập ảnh (IU12)
- Biên tập trang thông tin điện tử (IU13)
- An toàn, bảo mật thông tin (IU14)
- Sử dụng phần mềm kế hoạch dự án (IU15)
5. Chứng chỉ Tin học B hiện nay có còn giá trị nữa không?
Chứng chỉ Tin học B nếu thi trước ngày 10/8/2016 vẫn có giá trị theo quy định tại Thông tư 17/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Các nhà tuyển dụng, các Cơ quan Nhà nước sẽ vẫn ưu tiên các Chứng chỉ ứng dụng CNTT mới hoặc các Chứng chỉ quốc tế hơn (như IC3, MOS).
6. Nên học IC3, MOS hay CNTT cơ bản và nâng cao?
Ngày 31/8/2015, Bộ Thông tin và Truyền thông có công văn số 2819/BTTTT-CNTT về việc công nhận bài thi IC3 đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và bài thi MOS đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT nâng cao.
Như vậy, tùy theo yêu cầu của trường học và cơ quan tuyển dụng, làm việc mà có quyết định chọn thi các chứng chỉ CNTT cơ bản, nâng cao hay IC3, MOS cho phù hợp.