Học đường

Kỹ thuật phục hình răng. Bạn đã biết cách chăm sóc răng chưa?

Cái răng cái tóc là góc con người – Chăm sóc răng miệng thế nào cho đúng????

Mục tiêu của Trường là đào tạo người Kỹ thuật viên Phục hình răng có kiến thức và kỹ năng cơ bản trình độ trung cấp, để làm việc tại các labo phục hình của các cơ sở Răng-Hàm-Mặt, các cơ sở Y tế; có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm, tác phong tỷ mỷ chính xác; tinh thần trách nhiệm cao trong phục vụ người bệnh; có đủ sức khoẻ để làm việc; có ý thức và khả năng học tập vươn lên. Trung tâm tư vấn sức khỏe chất lượng cao: Điện thoại: 097 160 9191

Ngành kỹ thuật phục hình răng

Nhiệm vụ của người Kỹ thuật viên phục hình răng:

1. Làm các loại phục hình tháo lắp hàm giả toàn phần, từng phần.
2. Làm các loại phục hình răng cố định thông thường.
3. Phụ trách chuyên môn kỹ thuật ở labo phục hình răng thuộc tuyến huyện hoặc tuyến tỉnh.
4. Vận hành, bảo quản các trang thiết bị, vật tư, hoá chất … phục hình răng.
5. Phát hiện và sửa chữa được những hỏng học nhỏ trang thiết bị phục hình răng.
6. Sơ cứu và chăm sóc bênh nhân tại Khoa Răng - Hàm - Mặt.
7. Quản lý và lưu trữ hồ sơ, sổ sách, thống kê, báo cáo.
8. Thường xuyên trao đổi chuyên môn, kỹ thuật với bác sỹ Răng Hàm Mặt, Điều dưỡng Nha khoa để nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân.
9. Tham gia giáo dục Sức khoẻ răng- miệng cho cá nhân và cộng đồng và các hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân của đơn vị và địa phương. Trung tâm tư vấn sức khỏe chất lượng cao: Điện thoại: 097 160 9191
10. Thực hiện công tác an toàn lao động.
11. Hướng dẫn học sinh Kỹ thuật viên Phục hình răng đến labo thực tập.
12. Thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ; rèn luyện sức khoẻ để đáp ứng yêu cầu của công việc.
13. Tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học trong lĩnh vực kỹ thuật Phục hình răng.
14. Thực hiện Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân và những quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của bộ Y tế

Ngành kỹ thuật phục hình răng

Chăm sóc răng miệng thế nào cho đúng????

Việt Nam có câu tục ngữ “Cái răng, cái tóc là góc con người”, chứng tỏ rằng tổ tiên chúng ta đã biết đánh giá cao hàm răng và mái tóc, coi như hai yếu tố quan trọng trong toàn thể nhân dáng và sắc đẹp chúng ta.

Mái tóc chỉ có giá trị về thẩm mỹ và có lợi điểm là giữ cho đầu ấm áp; nhưng hàm răng đều đặn và khỏe mạnh, thì ngoài chuyện làm cho nụ cười được tươi đẹp, khuôn mặt cân đối, dễ thương, nó còn là một yếu tố rất quan trọng cho sức khỏe nữa. Có một hàm răng bình thường, đầy đủ, không móm, không hô, v.v… thì ta mới thưởng thức được bữa ăn ngon lành, thực phẩm mới được nghiền nát và nhào chung với nước bọt, để khi vào tới bao tử, thì sự tiêu hóa được dễ dàng, cơ thể được lành mạnh. Ngoài ra, khi hàm răng bị thiếu hụt hay lệch lạc, nụ cười không dễ coi, mà khuôn mặt cũng mất cân đối; chúng ta dễ bị chứng nhức đầu hoặc đau lưng khó chữa, nhân dáng cũng bị ảnh hưởng vì tay chân ngắn dài chênh lệch hoặc so vai, rụt cổ, lưng khòm, v.v…

Biểu đồ cho thấy vị trí hai hàm răng.

Chúng ta có hai bộ răng, một bộ răng trẻ em (thường gọi là răng sữa), bắt đầu mọc lên từ lúc mới trong ngoài một tuổi, gồm 10 cái. Kể từ khi được 6 hay 7 tuổi, tùy đứa bé, bộ răng người lớn (răng vĩnh viễn) bắt đầu mọc lên, đầy đủ nhất gồm 32 cái. Bộ răng người lớn thay thế cho bộ răng sữa, và trám lấp các chỗ trống trong hàm (nơi không có răng sữa). Răng người lớn mọc từng cái hay có khi hai, ba cái một lần, đôi khi nhú ra trước lúc răng sữa rụng, làm cho hàm răng khấp khểnh vì hàm không đủ chỗ, răng sữa và răng người lớn phải mọc chen lấn nhau.

Ngành kỹ thuật phục hình răng

Chăm sóc hàm răng từ thời ấu thơ: Trung tâm tư vấn sức khỏe chất lượng cao: Điện thoại: 097 160 9191

Ngay từ khi răng em bé chưa mọc, các bậc phụ huynh đã nên dùng ngón tay với nước ấm lau lợi cho bé sau bữa ăn, rồi khi các em (trong ngoài 1 tuổi) bắt đầu mọc răng sữa, quý vị nên chà và đánh răng (bằng ngón tay), để khi các em lớn lên sẽ dễ tập thói quen đánh răng mỗi ngày.

Tôi đã thấy rất nhiều em đánh rất kỹ nhưng vẫn bị sâu ở giữa hai cái răng, đó là vì không có (floss) xỉa răng bằng chỉ. Tôi vẫn thường nói với các phụ huynh là từ tuổi 6 tới tuổi 12, nếu các em bị sâu răng ở trên mặt răng là vì các em không chà răng, còn bị sâu răng ở giữa hai cái răng là vì các em không được bố mẹ xỉa răng bằng chỉ. Từ tuổi 12 trở lên thì các em có thể chà răng và xỉa răng bằng chỉ một mình.

Ðể giữ cho một nụ cười tươi sáng khỏe mạnh trong suốt cuộc đời, các em cần thực hành vệ sinh răng miệng mỗi ngày. Ðáng răng hai lần với kem đánh răng có chất Fluoride để loại bỏ màng bám như một lớp phim dính trên răng – nguyên nhân gây sâu răng, và xỉa răng bằng chỉ để loại bỏ màng bám bộ phim dính giữa hai cái răng – lý do làm sâu răng và làm cho răng bị chất vôi (tarte) bám vô. Chất vôi (cao răng) là một trong những nguyên nhân chính tạo ra các chứng bệnh về nướu răng sau này, làm chúng ta mất răng khi cao tuổi. Ngoài ra tới tuổi lão niên (bệnh già), cơ thể chúng ta sẽ yếu đi, sức đề kháng cũng yếu đi, chúng ta sẽ dễ mất xương bao bọc các chân răng nên răng dễ bị lung lay và phải bị nhổ bớt. Giải pháp nhổ răng đưa tới suy yếu sức khỏe cho các cụ, vì thiếu răng thì ăn cũng không ngon miệng nên các cụ thường biếng ăn, cơ thể có khi bị thiếu dinh dưỡng. Ðối với người lớn, khi có bệnh phải dùng thuốc nhiều cũng có thể bị phản ứng phụ như miệng bị khô và dễ bị sâu răng.

Muốn bảo vệ hàm răng, trước hết, chúng ta cần hạn chế ăn thực phẩm có đường hoặc tinh bột. Nếu thường xuyên hay ăn vặt, thì sau khi ăn nên uống nước lọc để rửa các chất a-xit (acid) sinh ra do chất đường dính trên răng, để nó khỏi tấn công men răng và làm cho sâu răng. Chúng ta cần đi nha sĩ mỗi năm hai lần để họ kiểm tra và cạo vôi răng để làm sạch răng!!!

Tham khảo thêm các phương pháp làm răng sứ kết hợp răng sứ thẩm mỹ để có thể chọn cho mình những phương pháp tốt nhất để có 1 hàm răng chắc khỏe và đầy tự tin.

Sưu tầm

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 16/11/2015 09:29
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....