Trung học phổ thông

Thi THPT quốc gia 2016 thi 8 môn trong 3 ngày.

Năm 2016 dự kiến kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày 13, 14, 15/6.

Năm 2015, kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT được tổ chức trong 4 ngày; năm 2016, dự kiến, kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày 13, 14, 15/6. Đó là ý kiến của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga tại Hội nghị tổng kết năm học 2014-2015 và phương hướng nhiệm vụ năm học 2015-2016, do Bộ GD&ĐT tổ chức ngày 22/6.

Thông tin trên được công bố tại Hội nghị về thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2016 được Bộ GD-ĐT tổ chức tại TP.HCM sáng nay 13-11.

Đến tham dự và chủ trì hội nghị có Phó thủ tướng Vũ Đức Đam.

Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT cho rằng kỳ thi THPT quốc gia được quy định trong Luật Giáo dục nên việc tổ chức kỳ thi này là bắt buộc. Trong khi Luật Giáo dục ĐH quy định “Cơ sở giáo dục đại học tự chủ quyết định phương thức tuyển sinh và chịu trách nhiệm về công tác tuyển sinh” nên việc tuyển sinh thuộc quyền tự chủ của các trường.

Vì vậy những ý kiến cho rằng Bộ GD-ĐT nên bỏ kỷ thi THPT quốc gia và tổ chức thi tuyển sinh ĐH, CĐ hoặc gọi kỳ thi THPT quốc gia 2015 là kỳ thi “2 trong 1” đều không phù hợp với quy định của pháp luật.

Về thi THPT quốc gia 2016, Bộ GD-ĐT đưa ra phương án: lịch thi THPT quốc gia 2016 dự kiến diễn ra trong ba ngày. Các môn Toán, Văn, Ngoại ngữ và Vật lý mỗi môn thi một buổi. Mỗi cặp môn gồm Sinh - Lịch sử và Hóa học- Địa lý thi trong một buổi và bắt đầu cùng giờ.

Thí sinh được chọn một trong mỗi cặp môn thi Sinh học hoặc Lịch sử, Hóa học hoặc Địa lý. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT cũng cho rằng theo lịch thi này thì ngày thi thứ ba tổ chức thi cặp môn cùng giờ nên sẽ ảnh hưởng đến một số lượng thí sinh có nguyện vọng thi cả hai môn.

Về xét tuyển ĐH, CĐ trong năm 2016, theo Bộ GD-ĐT, các trường ĐH tốp trên chưa sẵn sàng thực hiện tự chủ tuyển sinh, vẫn mong muốn Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi THPT quốc gia để các trường lấy kết quả để xét tuyển. Trên cơ sở đó, Bộ GD-ĐT mong muốn các trường cần cân nhắc, thảo luận kỹ một số vấn đề kỹ thuật để tìm giải pháp tối ưu nhất.

Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT cũng đã tổng hợp những vấn đề được dư luận xã hội, các chuyên gia, các trường, sở GD-ĐT, thí sinh và phụ huynh tham gia nhiều ý kiến trong thời gian qua.

Cụ thể, cần duy trì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) hay bãi bỏ. Nếu bỏ điểm sàn thì mở rộng cửa vào ĐH, không đảm bảo nguồn tuyển cho hệ CĐ, giáo dục nghề nghiệp; có cần quy định các đợt xét tuyển hay chỉ quy định số kỳ tuyển sinh trong năm học; xét tuyển bằng kết quả thi THPT quốc gia cần thay đổi một cách căn bản hay chỉ điều chỉnh một số điểm bất hợp lý trong công tác xét tuyển năm 2015; chế độ điểm ưu tiên theo khu vực và theo đối tượng cần giữ ổn định như năm 2015 hay giảm xuống còn ½ so với mức điểm ưu tiên trong năm 2015.

Học sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

Giảm bớt việc cho các sở

GS.TSKH Nguyễn Kim Vui - Giám đốc ĐH Thái Nguyên đề nghị  tiếp tục thực hiện kỳ thi THPT quốc gia cùng với việc khắc phục một số hạn chế trong công tác tuyển sinh ĐH, CĐ theo hướng dành quyền tự chủ cao hơn cho nhà trường; Bộ GD&ĐT kiểm soát chất lượng và quy chế; tăng cường kiểm soát quy mô đào tạo về tuyển sinh, đặc biệt là một số trường ĐH lớn. PGS.TS Đỗ Văn Xê - Phó Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ cũng cho biết, các đại biểu đề nghị kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 cần có sự phối hợp của các Sở GD&ĐT ở khâu đăng ký xét tuyển để tránh tình trạng thí sinh, phụ huynh phải lúng túng và vất vả.

Một số ý kiến cũng đề nghị Bộ GD&ĐT nên mạnh dạn giao cho các trường ĐH và các Sở việc công bố điểm kỳ thi THPT quốc gia để Bộ được chia sẻ bớt gánh nặng của kỳ thi. Nhiều ý kiến đề nghị Bộ nên kiểm tra năng lực đào tạo các trường trước khi phân bổ chỉ tiêu để đảm bảo công bằng giữa các trường.

Sửa nhiều bất cập

Về kỳ thi quốc gia tốt nghiệp THPT, ý kiến khá tập trung tại Hội nghị cho rằng, thời gian thi trong 4 ngày như năm 2015 là quá dài, gây áp lực cho thí sinh và nhà trường. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà giáo và toàn xã hội, Bộ GD&ĐT dự kiến tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 trong 3 ngày 13,14,15/6 năm 2016 với một số  đổi mới: đề thi năm 2016 tiếp tục được ra theo hướng đánh giá năng lực, có độ phân hóa tốt, để đánh giá khách quan năng lực thí sinh, đáp ứng mục tiêu của kỳ thi. Sau khi có kết quả thi, các trường ĐH, CĐ sẽ chủ động tự tổ chức tuyển sinh và Bộ chỉ quy định các đợt xét tuyển trên cơ sở các mức điểm khác nhau của thí sinh theo thứ tự từ cao xuống thấp để giảm rủi ro cho thí sinh, giảm thí sinh ảo cho các trường, mỗi đợt từ 5-7 ngày.

Ngoài ra, các nhóm trường (đặc biệt là nhóm khoảng 30 trường ĐH có sức hút thí sinh mạnh mẽ nhất năm 2015) có thể tự nguyện phối hợp với nhau thực hiện tuyển sinh bằng phần mềm xét tuyển và cơ sở dữ liệu thí sinh đăng ký chung vào nhóm trường này để giảm ảo, tạo thuận lợi cho cả thí sinh và nhà trường…

Học sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia năm 2015

Ông Nguyễn Quốc Chính, Trưởng ban Đào tạo ĐH và sau ĐH, ĐH Quốc gia TPHCM cho rằng, sau khi thi xong, Bộ GD&ĐT nên yêu cầu các trường xét từng đợt. “Thời gian xét tuyển từng đợt cần rút gọn xuống còn 12-13 ngày, thí sinh được cấp 3 giấy báo, mỗi đợt nộp 1 trường hoặc tối đa 2 nguyện vọng, sau mỗi đợt công bố kết quả, thí sinh sẽ quyết định nhập học trường nào bằng 1 tờ giấy nhập học. Sau đó cứ thế xét, sẽ tránh tỉ lệ ảo lớn hơn đề xuất cho thí sinh tự do đăng ký vào các trường”, ông Chính nói.

Ông Huỳnh Thanh Hùng, Phó hiệu trưởng ĐH Nông Lâm TPHCM cho rằng: “Không nên tổ chức cụm thi địa phương, chúng ta nên chấp nhận tỷ lệ đậu tốt nghiệp thấp nhưng là cơ hội để các sở, các trường THPT nhìn nhận lại kết quả này để cố gắng”. Đồng quan điểm trên, ông Đổng Ngọc Lập, Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tây Ninh cho biết, năm 2015 cả nước có 38 cụm thi do các trường ĐH chủ trì, 63 cụm thi do Sở phối hợp với các trường ĐH chủ trì là quá nhiều. “Chúng ta chỉ nên tổ chức 1 loại cụm thi và giao cho các trường ĐH chủ trì mà thôi”, ông Lập nói.

Thi THPT quốc gia 2016

Sưu tầm

 

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 16/11/2015 07:44
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email  
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....