Học đường

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Giới thiệu Trường Đại học Giao thông Vận tải

Trường Đại học Giao thông Vận tải có sứ mạng đào tạo cho ngành Giao thông vận tải và đất nước những cán bộ khoa học kỹ thuật có năng lực và lòng yêu nghề, có khả năng sáng tạo và tính nhân văn. Hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và các hoạt động của khác của Nhà trường nhằm mang lại những lợi ích với chất lượng tốt nhất cho cộng đồng và xã hội. Nhà trường đã đào tạo cho đất nước hàng vạn Kỹ sư, hàng ngàn Thạc sỹ và Tiến sỹ. Phần lớn cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan quản lý, doanh nghiệp thuộc ngành GTVT đều tốt nghiệp từ Nhà trường.

         Đội ngũ Nhà giáo và cán bộ quản lý của Nhà trường hiện có 1.068 người; trong đó có 792 Giảng viên với 50 Giáo sư và Phó Giáo sư,  139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học, 356 Thạc sỹ. Nhà trường hiện đang đào tạo 15 ngành với 69 chuyên ngành bậc đại học, 16 chuyên ngành bậc Thạc sỹ và 17 chuyên ngành bậc Tiến sỹ. Quy mô đào tạo của Trường có trên 32 ngàn sinh viên các hệ (trong đó có gần 20.000 sinh viên hệ chính quy), trên 2.300 học viên cao học và gần 120 nghiên cứu sinh. Hàng năm, các nhà khoa học của Trường tiến hành nghiên cứu khoảng 30 đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, 60 đề tài cấp cơ sở và hàng chục đề tài liên kết với với các địa phương, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều cán bộ của Trường là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực Giao thông vận tải, góp phần thúc đẩy sự phát triển của Ngành. Nhà trường cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong các hoạt động xã hội, tích cực hưởng ứng các cuộc vận động lớn của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục Đào tạo; đóng góp quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trường Đại học Giao thông Vận tải

Trường Đại học Giao thông Vận tải hướng tới mô hình đại học đa ngành về kỹ thuật, công nghệ và kinh tế;  trở thành  đại học trọng điểm, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững ngành giao thông vận tải đất nước; là trung tâm nghiên cứu khoa học có uy tín về Giao thông vận tải và một số lĩnh vực khác; có năng lực hội nhập khu vực và Quốc tế; là địa chỉ tin cậy của người học, nhà đầu tư và toàn xã hội.

 I. ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC

NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
 CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG
(Gồm 16 chuyên ngành)
1. Cầu đường bộ
2. Cầu đường sắt
3. Cầu hầm
4. Công trình Giao thông công chính
5. Công trình Giao thông thành phố
6. Công trình Giao thông thủy
7. Địa kỹ thuật công trình giao thông
8. Đường bộ
9. Kỹ thuật Giao Thông Đường bộ
10. Đường sắt
11. Đường sắt đô thị
12. Đường hầm & Metro
13. Quản lý xây dựng công trình giao thông
14. Tự động hoá thiết kế cầu đường
15. Xây dựng cầu đường ô tô và sân bay
16. Xây dựng đường ô tô và sân bay
NGÀNH KỸ THUẬT CƠ KHÍ
(Gồm 14 chuyên ngành)
1. Công nghệ chế tạo cơ khí
2. Cơ điện tử
3. Cơ giới hoá xây dựng giao thông
4. Cơ khí ô tô
5. Cơ khí giao thông công chính
6. Đầu máy
7. Đầu máy - Toa xe
8. Động cơ đốt trong
9. Kỹ thuật nhiệt - lạnh
10. Máy xây dựng - Xếp dỡ
11. Tàu điện - Metro
12. Thiết bị mặt đất cảng hàng không
13.Toa xe
14. Tự động hoá thiết kế cơ khí
NGÀNH KỸ THUẬT XÂY DỰNG
(Gồm 4 chuyên ngành)
1. Kết cấu xây dựng
2. Kỹ thuật  xây hạ tầng đô thị
3. Xây dựng dân dụng và công nghiệp
4. Vật liệu và công nghệ xây dựng
NGÀNH KỸ THUẬT GIAO THÔNG
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật an toàn giao thông
NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật điện tử và tin học công nghiệp
2. Trang thiết bị điện – điện tử trong công nghiệp và giao thông vận tải
NGÀNH ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật thông tin và truyền thông
2. Kỹ thuật viễn thông
NGÀNH TỰ ĐỘNG HÓA
 VÀ ĐIỀU KHIỂN
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Hệ thống điều khiển giao thông
2. Tự động hóa và điều khiển
NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
(Gồm 4 chuyên ngành)
1. Công nghệ phần mềm
2. Hệ thống thông tin
3. Khoa học máy tính
4. Mạng máy tính và truyền thông
NGÀNH KINH TẾ VẬN TẢI
(Gồm 5 chuyên ngành)
1. Kinh tế vận tải du lịch
2. Kinh tế vận tải hàng không
3. Kinh tế vận tải ô tô
4. Kinh tế vận tải sắt
5. Kinh tế vận tải thủy bộ
NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG
(Gồm 2 chuyên ngành)
1. Kinh tế - Quản lý khai thác cầu đường
2. Kinh tế xây dựng công trình giao thông
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
(Gồm 4 chuyên ngành)
1. Quản trị doanh nghiệp vận tải
2. Quản trị doanh nghiệp xây dựng
3. Quản trị kinh doanh Bưu chính viễn thông
4. Quản trị kinh doanh giao thông vận tải
NGÀNH KINH TẾ
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kinh tế bưu chính viễn thông
NGÀNH KHAI THÁC VẬN TẢI
(Gồm 9 chuyên ngành)
1. Điều khiển các quá trình vận tải
2. Khai thác và quản lý đường sắt đô thị
3. Quy hoạch và quản lý GTVT đô thị
4. Tổ chức quản lý khai thác cảng hàng không
5. Vận tải đa phương thức
6. Vận tải đường sắt
7. Vận tải kinh tế đường bộ & thành phố
8. Vận tải kinh tế đường sắt
9. Vận tải ô tô
NGÀNH KẾ TOÁN
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kế toán tổng hợp
NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
(Gồm 1 chuyên ngành)
1. Kỹ thuật môi trường giao thông

II. ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

ĐÀO TẠO THẠC SỸ
(Gồm 16 chuyên ngành)
ĐÀO TẠO TIẾN SỸ
(Gồm 17 chuyên ngành)
1.Xây dựng đường ô tô và đường thành phố
2.Xây dựng sân bay
3. Xây dựng đường sắt
4.Xây dựng cầu, hầm
5.Kỹ thuật hạ tầng đô thị
6.Máy xây dựng - Xếp dỡ
7. Kỹ thuật ô tô, máy kéo
8. Khai thác bảo trì ô tô, máy kéo
9. Kỹ thuật đầu máy xe lửa, toa xe
10. Khai thác bảo trì đầu máy xe lửa, toa xe
11. Kỹ thuật điện tử
12. Tự động hóa
13. Kinh tế xây dựng
14. Tổ chưc và quản lý vận tải
    Vận tải đường bộ, thành phố
    Vận tải đường sắt
15. Khai thác vận tải
16. Quản trị kinh doanh
    Quản trị kinh doanh GTVT
    Quản trị kinh doanh Bưu chính viễn thông
1.Xây dựng đường ô tô đường thành phố
2.Xây dựng đường sắt
3. Xây dựng cầu, hầm
4. Xây dựng công trình đặc biệt
5. Địa kỹ thuật xây dựng
6. Cơ học vật thể rắn
7. Cơ học kỹ thuật
8. Kỹ thuật máy và thiết bị xây dựng, nâng chuyển
9. Khai thác bảo trì thiết bị xây dựng, nâng chuyển
10. Kỹ thuật ô tô, máy kéo
11. Khai thác bảo trì ô tô, máy kéo
12. Kỹ thuật đầu máy xe lửa, toa xe
13. Khai thác bảo trì đầu máy lửa, toa xe
14. Tự động hóa
15. Kinh tế xây dựng
16. Tổ chưc và quản lý vận tải
    Vận tải đường bộ, thành phố
    Vận tải đường sắt
17. Khai thác vận tải
    Vận tải đường bộ, thành phố
    Vận tải đường sắt

III. NCKH - CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Với đội ngũ gần 1100 cán bộ, giảng viên trong đó có 50 Giáo sư, Phó Giáo sư, 139 Tiến sỹ và Tiến sỹ khoa học  là những thuận lợi rất lớn cho trường để thực hiện các chương trình Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ. Trong hoạt động khoa học công nghệ, Trường luôn tích cực phát huy nguồn lực sẵn có, hợp tác với các đơn vị để đi sâu vào giải quyết các vấn đề của thực tiễn. Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của trường luôn gắn liền với các hướng nghiên cứu phục vụ phát triển kinh tế  xã hội.

Đối với các đơn vị trong nước, Nhà trường tiếp tục duy trì và mở rộng hợp tác với nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực Nghiên cứu khoa học - Chuyển giao công nghệ.

Trong xu thế hội nhập, Nhà trường đã thực hiện nhiều dự án liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học với các trường Đại học và doanh nghiệp lớn như Trường đại học DAMSTARD, DRESDEN (CHLB Đức), Trường Đại học Đường sắt Matxcơva (MIIT), Đại học Giao thông Tây Nam (Trung Quốc), Đại học TOKYO (Nhật), Đại học Cầu đường Paris... các công ty, Tập đoàn lớn của nước ngoài như: Công ty tư vấn xây dựng CTI (Nhật Bản), Liên đoàn thép Nhật Bản, Tập đoàn xây dựng Shimizu (Nhật Bản).

Các nhà khoa học của trường cũng là những chuyên gia đầu ngành, là thành viên của các Hội đồng khoa học Nhà nước và Bộ GTVT tham gia việc tư vấn thiết kế, thi công cũng như thẩm định, đánh giá, nghiệm thu nhiều dự án lớn của đất nước như đường Hồ Chí Minh, cầu Bãi Cháy, cầu Mỹ Thuận, hầm Thủ Thiêm...

Hàng năm, Trường chủ trì bình quân 02 đề tài cấp Nhà nước, 30 đề tài cấp Bộ, 60 đề tài cấp Trường và nhiều đề tài cấp địa phương, Bộ, ngành khác.

Một số công trình khoa học tiêu biểu trong thời gian qua:

+ Nghiên cứu  thiết kế, chế tạo các thiết bị, phương tiện và hệ thống tự động kiểm tra, giám sát, điều hành phục vụ cho an toàn giao thông đường bộ.

+ Nghiên cứu thiết kế và công nghệ thi công cầu nhịp lớn ống thép nhồi bê tông.

+ Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm tra và đánh giá cácloại van hãm đoàn tàu.

+ Nghiên cứu sử dụng cát biển để chế tạo bê tông xi măng trong xây dựng đường ô tô và công trình phòng hộ vùng ven biển và hải đảo Việt Nam.

+ Nghiên cứu công nghệ chế tạo bê tông có cường độ siêu cao ứng dụng trong kết cấu cầu và nhà cao tầng (UHSFRC).

+ Nghiên cứu lựa chọn công nghệ thi công cơ giới kiến trúc tầng trên khi xây dựng mới tuyến đường sắt Việt Nam.

+ Hiện đại hoá hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt phía Bắc.

+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế chế thử tổ máy nấu - rải sơn để kẻ sơn mặt đường bộdùng sơn nhiệt dẻo của Việt Nam.

+ Nghiên cứu tính toán, thiết kế kết cấu công trìnhbến cảng biển lắp ráp nhanh trong phát triển kinh tế biển ở Việt Nam.

Tác giả: helienthong.vn ; xuất bản: 02/12/2015 11:49
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....