Ngành Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông (mã ngànhD580205) là ngành đào tạo các kỹ sư có kiến thức cơ bản và cơ sở vững, có phẩm chất chính trị đạo đức và sức khoẻ tốt, có tri thức và kỹ năng về thiết kế, thi công, quản lý và khai thác các công trình giao thông.
Sau khi tốt nghiệp các kỹ sư có thể đảm nhiệm các công việc khảo sát, thiết kế, thi công, tư vấn, quản lý khai thác và đầu tư xây dựng các công trình cầu, đường, cảng, sân bay, tàu điện ngầm... đồng thời có thể tham gia các công việc trong lĩnh vực xây dựng nói chung.
1. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông học gì và làm gì?
Khối kiến thức
Có kiến thức về Nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; có hiểu biết về Pháp luật Việt nam và kiến thức Khoa học xã hội và Nhân văn.
Có kiến thức về thể dục thể thao để tự rèn luyện sức khỏe, có hiểu biết về an ninh quốc phòng.
Có kiến thức cơ bản về Toán học, Khoa học tự nhiên và Kỹ thuật cơ sở phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
Được trang bị nền kiến thức rộng trong lĩnh vực Xây dựng công trình giao thông như: khảo sát xây dựng, thiết kế kết cấu, sử dụng và sản xuất vật liệu xây dựng, áp dụng các công nghệ xây dựng, quy hoạch tuyến và thiết kế tổng thể công trình, tổ chức công trường xây dựng và chỉ đạo thi công, phân tích kinh tế và quản lý chất lượng, khai thác và sửa chữa công trình giao thông; đồng thời có kiến thức chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực chuyên ngành mà người học quan tâm bao gồm: cầu, hầm, đường sắt, đường bộ, sân bay, bến cảng và các công trình trong hệ thống giao thông đô thị.
Có trình độ tin học để khai thác, ứng dụng các phần mềm chuyên ngành.
Có khả năng học tập tiếp tục ở bậc sau đại học trong ngành xây dựng công trình giao thông tương ứng với các chuyên ngành đào tạo.
Về kỹ năng
Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông đào tạo các kỹ sư có kỹ năng vững vàng để:
Lập dự án đầu tư xây dựng công trình: Hình thành, xây dựng và lập dự án đầu tư xây dựng công trình, lập báo cáo kinh tế kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình giao thông có quy mô từ nhỏ đến quy mô vừa cũng như tham gia trong các dự án lớn. Phân tích đánh giá tác động kinh tế - xã hội, tác động môi trường các dự án.
Khảo sát và thiết kế công trình: Có kỹ năng phân tích một vấn đề, nhận diện và xác định các yêu cầu tính toán phù hợp, từ đó thiết kế, thực hiện và đánh giá một hệ thống, một quá trình, một thành phần, hoặc một chương trình để đáp ứng các nhu cầu mong muốn. Cụ thể như sau:
Có kỹ năng thiết kế tổng thể một công trình hoặc thiết kế một hạng mục công trình bao gồm các khâu: điều tra khảo sát lấy số liệu phục vụ thiết kế, sử dụng vật liệu, qui hoạch mặt bằng, thiết kế kiến trúc và thiết kế kết cấu, tính toán phân tích nội lực và tính toán kiểm tra kết cấu của công trình thuộc chuyên ngành đào tạo: cầu, đường, hầm, cảng...
Có kỹ năng sử dụng các phương pháp phân tích kết cấu và phần mềm chuyên ngành.
Kiểm định và cải tạo: Khảo sát, phân tích, kiểm định đánh giá và thiết kế kỹ thuật cải tạo.
Thi công công trình: Có kỹ năng vận dụng các công nghệ xây dựng và tổ chức thực hiện trong thi công công trình liên quan đến chuyên ngành đào tạo.
Nhận thức nghề nghiệp
Có ý thức trách nhiệm công dân, có thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn, có ý thức tổ chức kỷ luật và tác phong công nghiệp.
Có khả năng tự tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và học tập suốt đời; khả năng làm việc độc lập và hoạt động hiệu quả trong nhóm.
Có phương pháp làm việc khoa học, khả năng xây dựng các phương pháp luận và tư duy mới trong khoa học Xây dựng công trình giao thông.
2. Việc làm sau tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư xây dựng công trình giao thông có thể làm việc tại:
Các công ty xây dựng Cầu Đường, các công ty quản lý và sửa chữa các công trình giao thông và các công ty xây dựng thuộc lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp, thuỷ lợi và khai khoáng.
Các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện.
Các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Cơ hội nghề nghiệp?
Theo Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 của Chính Phủ, nhân lực khối ngành xây dựng sẽ tăng từ 2,9 triệu người năm 2010 lên khoảng 8 – 9 triệu người vào năm 2020. Điều đó khẳng định rằng ngành Kỹ thuật công trình xây dựng giao thông đã mở ra cơ hội lựa chọn nghề nghiệp mới cho các bậc phụ huynh và thí sinh.
Sau khi tốt nghiệp, các kỹ sư xây dựng công trình giao thông có thể làm việc tại các công ty xây dựng Cầu Đường, các công ty quản lý và sửa chữa các công trình giao thông và các công ty xây dựng thuộc lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp, thuỷ lợi và khai khoáng; các cơ quan tư vấn và chuyển giao công nghệ với vai trò là người lãnh đạo, quản lý, điều hành, thiết kế, tư vấn, phản biện; các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề.
Cơ sở đào tạo uy tín?
Hiện nay, có rất nhiều trường đào tạo ngành này như ĐH Bách khoa TP. HCM, ĐH Giao thông vận tải TP. HCM, ĐH Công nghệ TP. HCM (HUTECH), ĐH Giao thông vận tải…. Tại ĐH Giao thông vận tải, ngành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông là một trong những ngành được đào tạo từ khi trường mới thành lập và đã trở thành một thương hiệu đào tạo của ĐH Giao thông vận tải.
Khi học tại ĐH Giao thông vận tải, sinh viên được học tập trong môi trường tốt nhất với trang thiết bị hiện đại tiên tiến phù hợp sự phát triển của khoa học công nghệ trong và ngoài nước. Ngoài những kiến thức chuyên môn cần có, sinh viên ĐH Giao thông vận tải còn được thực hành tại hệ thống trung tâm thí nghiệm hiện đại gồm: phòng thí nghiệm địa kỹ thuật, phòng thí nghiệm vật liệu xây dựng, phòng thí nghiệm thủy lực; thực tập trong các công ty xây dựng lớn như: CIENCO 4, CIENCO 5, Công ty Thăng Long, Hòa Bình, CotecCons, An Phong, COFICO…
Tổng hợp