“Thiếu trầm trọng cán bộ có chuyên ngành kỹ thuật y sinh”. Đó là nhận xét của ông Hà Đắc Biên- Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Trang thiết bị y tế (TBYT) Việt Nam khi bàn về vấn đề nhân lực trong lĩnh vực này. Ngành Kỹ thuật y sinh - Hệ liên thông
Theo ông Biên, xu thế phát triển của y học nói chung là y học kỹ thuật. Tuy nhiên, hiện những người trong cuộc mới chỉ quan tâm đến vấn đề chẩn đoán và điều trị bệnh. Còn vấn đề nhân lực trong ngành kỹ thuật y sinh thì vẫn chưa được quan tâm đúng mức trong khi những TBYT hiện đại hiện đang hỗ trợ các giáo sư, bác sĩ rất nhiều trong thời gian qua. Thực trạng đang diễn ra ở không ít bệnh viện địa phương là máy móc hiện đại nằm chờ người biết sử dụng hoặc do năng lực của cán bộ kỹ thuật chưa đủ nên không khai thác hết chức năng của thiết bị. Nhiều bệnh viện thừa nhận đang thiếu nghiêm trọng cán bộ kỹ thuật TBYT có trình độ cao chuyên ngành kỹ thuật y sinh.
Kỹ thuật Y sinh - Đại học Bách khoa Hà Nội
Trước thực trạng này, vừa qua Viện Vật lý (thuộc Viện KH & CN quân sự- Bộ Quốc phòng) và Hội TTBYT VN đã tổ chức khoá đào tạo thạc sĩ chuyên ngành vật lý kỹ thuật y sinh học đầu tiên tại Việt Nam dành cho các kỹ thuật viên của các bệnh viện, các Cty trang thiết bị y tế. Mục tiêu của chương trình là khá mới, đó là đào tạo ra những người có đủ khả năng để quyết định hoặc tư vấn cho lãnh đạo các vấn đề như: với nguồn kinh phí hiện có, chúng ta nên trang bị những thiết bị nào? thế hệ công nghệ ra sao? cần những nhân lực chuyên môn gì? và những điều kiện hậu cần thế nào? thực hiện kiểm chuẩn ra sao để có thể đạt hiệu quả đầu tư cao nhất…. Ngành Kỹ thuật y sinh - Hệ liên thông
Chương trình cũng đào tạo một ngành chuyên sâu mới, phục vụ cho việc phát triển y học theo hướng kỹ thuật, cũng như phát triển vật lý theo hướng ứng dụng, đáp ứng yêu cầu chuyên môn trong hợp tác quốc tế ở trình độ cao... Sau tốt nghiệp, học viên sẽ có đủ trình độ chuyên môn để đảm đương công việc: đào tạo, quản lý, tham gia hoạch định các dự án đầu tư, tổ chức khai thác sử dụng, chỉ đạo nghiên cứu, sản xuất và kinh doanh TTBYT với chất lượng cao. Dự kiến có khoảng 20 kỹ sư được đào đào đến hết năm 2011. Theo đánh giá, đây sẽ là một bước đột phá của ngành y tế giúp dần cải thiện tình trạng thừa máy móc thiếu nhân lực như hiện nay.
Ngành Kỹ thuật Y sinh - Đại học Bách khoa Hà Nội
Ngành kỹ thuật y sinh – tăng trưởng “nóng” nhưng thiếu nhân lực
Mùa tuyển sinh 2016 có thêm rất nhiều ngành học mới và ngành kỹ thuật y sinh là một trong số ngành học còn mới mẻ, chỉ xuất hiện vài năm gần đây. Không có bất cứ lĩnh vực khoa học nào mà mối liên hệ giữa kỹ thuật công nghệ và khoa học về sự sống chặt chẽ như ngành kỹ thuật y sinh. Ngành Kỹ thuật y sinh - Hệ liên thông
Theo yêu cầu bạn đọc Kỹ thuật y sinh (KTYS) hiện đang là một lĩnh vực nổi bật thu hút sự quan tâm của thế giới. Đây là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc tạo ra các phương pháp nghiên cứu và thiết bị phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. Những sản phẩm của ngành này rất phong phú, bao gồm máy CT-scanner, X-quang, điện tâm đồ, nội soi, bộ phận nhân tạo trong cơ thể người, vật liệu sinh học... Ngành tăng trưởng cao nhất Theo GS.TS Võ Văn Tới, trưởng bộ môn KTYS của trường đại học Quốc tế (đại học Quốc gia TP.HCM), trong hệ thống giáo dục Mỹ ngành KTYS được xem như là một ngành thời thượng, ngay cả trong khi nền kinh tế của Mỹ đang ở thời kỳ khó khăn như hiện nay. Sự tuyển chọn sinh viên sau đại học cũng như giảng viên cho ngành này đều gặp khó khăn vì thiếu người. Ở Mỹ, thống kê năm 2004 cho thấy thu nhập của các công ty thiết bị y tế ở khoảng 88 tỉ USD một năm và có độ tăng trưởng khoảng 23% mỗi năm, trong khi đó độ tăng trưởng chỉ có 10,9% cho tất cả các ngành khác. Tiên đoán của các chuyên gia kinh tế Mỹ cho thấy là công việc có liên quan đến ngành KTYS sẽ phát triển khoảng 26% hằng năm, trong khi đó ngành kế đến là điện và điện tử chỉ ở khoảng 20%. Thống kê năm 2001 của nhóm Engineering Workforce Commission of the American Association of Engineering cho thấy, tỷ số sinh viên bậc đại học của ngành KTYS trên tất cả sinh viên đại học về ngành kỹ thuật của cả nước Mỹ là 2,5%, đây là một con số cao. Số sinh viên KTYS bậc đại học tăng khoảng 30% một năm từ 1991 đến 2001. Số sinh viên phụ nữ theo học KTYS khoảng 45%, đây là con số cao nhất trong tất cả các ngành kỹ sư. Tuy ở Việt Nam hiện chưa có những thống kê tương đương, nhưng theo báo cáo trong cuộc hội thảo “Nghiên cứu chế tạo, sản xuất thiết bị y tế phục vụ khám chữa bệnh và định hướng tới năm 2020” được tổ chức ngày 16.6.2009 tại Hà Nội, bộ Y tế cho biết khoảng 80% trang thiết bị y tế đang sử dụng tại Việt Nam phải nhập khẩu mỗi năm với giá trị hàng trăm tỉ đồng. Trước tình hình này, sắp tới bộ Y tế dự định sẽ phối hợp với bộ Công thương xây dựng chương trình trọng điểm quốc gia để nghiên cứu và chế tạo trang thiết bị y tế nội địa phục vụ nhu cầu cho ngành y dược và khám chữa bệnh. Trong khi đó, KTYS là một ngành học còn rất mới mẻ, chỉ mới xuất hiện trong một vài năm gần đây ở một số trường đại học như Đại học Bách khoa Hà Nội, Tp HCM với số sinh viên đầu vào cũng rất thấp.