Du học nói chung và Du học Đài Loan nói riêng là một cuộc hành trình thú vị không chỉ vì mang lại nhiều trải nghiệm tuyệt vời mà còn đem đến những cảm xúc khó quên, những cảm giác thật khó diễn tả nếu ai chưa từng trải qua thì sẽ chắc chắn không thể cảm nhận được hết. Mọi cung bậc cảm xúc sẽ xuất hiện trên chuyến hành trình của bạn, có lúc bạn sẽ thấy mình thật mâu thuẫn khi có những cảm nhận khác nhau về cùng một sự vật, một địa điểm trong những khoảng thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung những giai đoạn cảm xúc dưới đây sẽ đến với đa số các bạn du học sinh nói chung, du học sinh Đài Loan nói riêng và nếu có khác thì chủ yếu là về mức độ bởi vì cách đón nhận khác nhau của mỗi bạn:
Giờ học tiếng Hoa của du học sinh Đài Loan tại Trường Trung cấp Bách nghệ Hà Nội
Sốc văn hóa là tình trạng thường gặp đối với tất cả du học sinh. Tùy thuộc và sự chuẩn bị của mỗi người mà mức độ nặng nhẹ và thời gian kéo dài tình trạng này là khác nhau.
Giai đoạn 1: Thời kì “trăng mật” (từ 1 tuần đến 3 tháng đầu)
Sau khi nhận được giấy báo nhập học từ trường mong muốn ở nước ngoài và có được Visa của lãnh sự quán thì cảm giác vui sướng sẽ chiếm lấy bạn hoàn toàn. Vì biết trong những tháng năm sắp tới đây mình sẽ đặt chân đến một nơi khác văn minh hơn. Với cơ hội được giáo dục trong một môi trường học tập chất lượng, trải nghiệm những nét đặc sắc trong môi trường văn hóa đa dạng, thưởng thức những nét ẩm thực độc đáo, kết bạn với những người bạn mới từ khắp năm châu hay được đi du lịch đó đây check-in những danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới mà trước giờ chỉ được nhìn thấy trên TV hoặc Internet…Tất cả những điểu này khiến bạn phấn khích đến nỗi mất ngủ và đếm từng này để được đến đó..
Vào những tuần, tháng đầu tiên khi đến với một nền văn hóa mới, mọi người thường cảm thấy thú vị bởi những điều mới mẻ, lạ lẫm từ thức ăn, con người đến cảnh vật xung quanh. Tâm lý giai đoạn này có thể ví von như cảm giác phấn khởi, hào hứng thời kì trăng mật.
Giai đoạn 2: Thời kì shock (từ 3,4 tháng đến nửa năm)
Không còn gì tuyệt vời hơn khi được trải nghiệm những chuyện mới lạ, vui vẻ. Nhưng dần dần qua những sự việc này bạn sẽ phát hiện ra những điểm khác biệt trong văn hóa, tập quán sinh hoạt. Những khó khăn đầu tiên trong cuộc sống thường ngày sẽ xuất hiện, sẽ có những điều không như ý muốn hay khác với suy nghĩ ban đầu, bức tường ngôn ngữ gây trở ngại nhất định cho bản thân. Bạn sẽ cảm thấy nhớ gia đình, người thân và bạn bè, bắt đầu nảy sinh ý định quay về.
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của các bạn du học sinh. Bởi nếu nỗ lực, cố gắng trong thời điểm này, các bạn có thể tiến sang giai đoạn tiếp để bắt đầu thích ứng dần với sự khác biệt về văn hóa, hòa nhập vào cuộc sống mới. Nếu không, tâm lý chán nản, mất tự tin và thấy vọng sẽ nảy sinh trong tâm trí của bạn. Mức độ nặng dần sẽ có thể gây trầm cảm, bỏ học quay về nước, hay vẫn ở lại nhưng đánh mất mục tiêu du học ban đầu. Thậm chí có thể trở thành lưu trú bất hợp pháp, bởi việc bỏ học tương đương với chuyện du học sinh mất tư cách duy trì visa du học của mình.
Giai đoạn 3: Thời kì nỗ lực thích ứng (từ nửa năm đến 1 năm)
Bạn bắt kịp chương trình học tập trên lớp, kết bạn với nhiều người bạn quốc tế và dần trở nên thân thiết, dễ dàng tiêu hóa được những món ăn lạ lùng, hiểu rõ hơn và quen với cách dùng từ của người bản địa, những lần viếng thăm các bảo tàng dần trở nên thu hút bạn, những môn thể thao lạ lẫm mà ở quê nhà không có khiến bạn thấy thoải mái và phấn khích, những chuyến du lịch ngắn ngày cùng những người bạn để thăm thú nhiều nơi ở đất nước bạn đang học tập mang đến những trải nghiệm mới mẻ…Tất cả đã dễ chịu hơn và bạn dần có “cảm tình” với nơi mình đang sinh sống, bạn yêu mọi thứ diễn ra nơi đây, bạn cảm thấy may mắn vì mình có cơ hội để đến được đây và trải nghiệm những điều tuyệt vời này.
Có thể nói đây là giai đoạn các bạn cố gắng, nỗ lực để thích nghi. Tâm lý bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn, dần quen với tập quán sinh hoạt mới, tự tin trong giao tiếp với người bản địa, khả năng ngôn ngữ cũng tốt lên.
Giai đoạn 4: Thời kì hòa nhập (trên một năm)
Bạn đã quen với môi trường văn hóa mới, thậm chí có thể tự mình khách quan so sánh những mặt tốt và mặt chưa tốt giữa cuộc sống tại Việt Nam và đất nước đang du học.
Giai đoạn 5: Thời kì shock ngược
Thấm thoắt những năm tháng du học đã trôi qua, bạn nhận được bằng tốt nghiệp va đã đến lúc trở về quê nhà. Ngày đóng gói hành lý, tạm biệt căn phòng bé nhỏ, xa mái trường đã có biết bao kỷ niệm vui buồn với những người bạn thân thiết đến từ nhiều nơi trên thế giới…Tất cả khiến bạn thấy lưu luyến và nuối tiếc đến buâng khuâng. Ngồi trên máy bay, nhìn qua cửa sổ chấm sáng nhỏ của thành phố xa dần và mờ tắt trong đêm tối làm bạn thấy nhớ và thầm biết ơn mảnh đất mà mình đã từng gắn bó trong ngần ấy thời gian. Khi về với gia đình, sau những cái ôm ấm áp với ba mẹ, bạn sẽ có cảm giác ngôi nhà của mình vừa quen thuộc vừa xa lạ vì bạn đã không ở đó trong nhiều năm. Không chỉ có ngôi nhà của mình mà mọi thứ xung quanh cũng đều phảng phất một nét xa lạ khó tả, nhịp sống quê nhà bổng trở nên khác hẳn chỉ sau vài năm dù trước đó đã mình đã gắn bó cả tuổi thơ với nó. Bạn bắt đầu có khuynh hướng so sánh mọi thứ, bạn thấy nhớ những món ăn của người Tây, bạn thấy nhớ cái lạnh của miền ôn đới, bạn chán ghét cảnh kẹt xe bụi bặm ở thành phố quê nhà…Lời khuyên là bạn hãy bình tĩnh, rồi mọi thứ sẽ quen trở lại. Lúc này việc cần làm là chấp nhận và cố gắng giữ liên lạc với những người bạn quốc tế, cùng nói chuyện và ôn lại những kỷ niệm lúc còn ở nước ngoài sẽ làm bạn thấy khá hơn, hơn nữa những mối quan hệ đó sẽ có ích cho công việc của bạn sau này. Hãy nhớ một điều rằng: trở về không có nghĩa là bạn sẽ không còn cơ hội để quay trở lại!
Bạn nghĩ mình đang ở giai đoạn mấy? Hay bạn đang tìm hiểu để quyết định đi du học?
Có thể bạn quan tâm >>>>> Du học Đài Loan chính sách Tân hướng Nam với chi phí chọn gói 45 triệu.