Thống nhất, siết chặt quy chế tuyển sinh
Dự thảo quy định, sẽ tích hợp hai hình thức tuyển sinh đào tạo chính quy, vừa làm vừa học, văn bằng 2... vào cùng một quy chế chung tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, nhằm thống nhất và dễ dàng tra cứu. Tuy nhiên, ngoại trừ việc tổ chức thi tuyển, xét tuyển do các trường quy định, thực hiện và chịu trách nhiệm giải trình.
Bộ GD&ĐT dự kiến tích hợp tuyển sinh hệ chính quy và tại chức.
Cùng với đó, Bộ GD&ĐT cũng quy định các nguyên tắc và mở rộng quyền tự chủ đối với các trường tổ chức thi tuyển sinh (thi các môn văn hóa, năng khiếu, đánh giá năng lực...) nhằm điều chỉnh pháp luật sát với thực tế, đảm bảo chất lượng đầu vào và nâng cao trách nhiệm giải trình của các trường.
Tiếp tục quy định tiêu chí xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên, sức khỏe.
Đặc biệt là bổ sung quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đồng bộ giữa các hình thức, loại hình đào tạo của hai khối ngành này.
Quy định chế tài chặt chẽ đối với các trường vi phạm, đối với cán bộ, công chức, người lao động và thí sinh vi phạm, đặc biệt là thí sinh gian lận, liên quan đến gian lận trong thi, tuyển sinh… để nâng cao tính tuân thủ pháp luật trong điều kiện thực hiện tự chủ đại học.
Ngoài ra, từ năm 2020, Bộ sẽ không giao chỉ tiêu tuyển sinh các ngành đào tạo sư phạm trình độ trung cấp; trình độ cao đẳng chỉ giao chỉ tiêu đào tạo giáo viên mầm non.Nhấn để phóng to ảnh
Điểm đầu vào ngành sư phạm và sức khỏe
Trong dự thảo quy chế tuyển sinh năm 2020, Bộ GD&ĐT cho biết sẽ tiếp tục quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào với các ngành đào tạo giáo viên, ngành sức khỏe có chứng chỉ hành nghề trình độ đại học, ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.
Với các ngành đào tạo giáo viên và sức khỏe, trong trường hợp sử dụng phương thức xét tuyển kết hợp giữa điểm thi THPT quốc gia và kết quả học tập THPT hoặc kết hợp giữa điểm của trường tổ chức sơ tuyển với điểm thi THPT quốc gia... thì ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của điểm thi THPT quốc gia, điểm kết quả học tập THPT phải tương đương với các ngưỡng theo quy định của quy chế của Bộ như sau:
- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng điểm thi THPT quốc gia của trường phải tối thiểu bằng điểm trung bình cộng theo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT quy định. Xét tuyển vào Cao đẳng Y Hà Nội.
- Điểm trung bình cộng xét tuyển sử dụng kết quả học tập THPT trình độ đại học: Với các ngành đào tạo giáo viên và các ngành y khoa, y học cổ truyền, răng - hàm - mặt, dược học tối thiểu là 8,0 trở lên.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng quy định rõ: Riêng các ngành điều dưỡng, y học dự phòng, hộ sinh, dinh dưỡng, kỹ thuật phục hình răng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học, kỹ thuật phục hồi chức năng, khúc xạ nhãn khoa, sư phạm âm nhạc, sư phạm mỹ thuật, giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao, cao đẳng sư phạm mầm non... điểm tối thiểu thí sinh cần đạt từ 6,5 trở lên.
Nguồn. HÀ CƯỜNG VTC News.