Xét tuyển ngắn hạn

Chứng chỉ nha khoa, đào tạo điều dưỡng nha khoa

Đào tạo, cấp Chứng chỉ điều dưỡng nha khoa

 

Mục tiêu đào tạo:

  • Phụ giúp cho bác sỹ tại các phòng khám Nha khoa
  • Sử dụng và bảo quản dụng cụ, trang thiết bị thuộc chuyên ngành Nha Khoa
  • Thực hiện công tác điều dưỡng cơ bản tại phòng khám răng, hàm, mặt
  • Thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe răng, hàm mặt ở cộng đồng.

Đối tượng:

  • Tốt nghiệp trung cấp điều dưỡng, y sỹ, nữ hộ sinh.

Hồ sơ dự tuyển:

  • Đơn đăng ký học theo mẫu của trường
  • Sơ yếu lý lịch (có xác nhận của địa phương)
  • Bản sao bằng tốt nghiệp điều dưỡng, y sỹ (có công chứng)
  • Bản sao bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông (có công chứng)
  • Ảnh 4 x 6 (2 tấm) mới chụp không quá 6 tháng

 Quyền lợi học viên:

  • Cấp chứng chỉ “Điều Dưỡng Nha khoa” sau khi tốt nghiệp.
  • Nếu có nhu cầu nhà trường tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí

Học phí:

  • 1.200.000vnđ/tháng
  • Thời gian đào tạo: 06 tháng ( Học thứ 7 & CN, hoặc liên tục các buổi tối trong tuần)

Học viên có nguyện vọng học liên hệ trực tiếp với Thầy Vẻ 0983 895 591 để được tư vấn miễn phí. 

Thủ tục mở phòng khám răng hàm mặt

bạn muốn mở phòng khám răng nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? bạn muốn có giấy phép nhanh nhưng đã chi phí rất nhiều mà đến hạn vẫn chưa nhận được giấy phép? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được chúng tôi giải đáp bằng bài tư vấn quy trình, thủ tục xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt như sau:

1. Điều kiện mở phòng chuyên khoa khám răng hàm mặt

Để được mở phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh dưới dạng công ty TNHH hoặc công ty cổ phần hoặc doanh nghiệp tư nhân, sau đó, tùy quy mô hoạt động của phòng khám mà điều kiện cụ thể có thể khác nhau. Với phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt, các điều kiện cụ thể cần phải đáp ứng gồm:

Về cơ sở vật chất phải có:

  • Địa điểm cố định, tách biệt với nơi sinh hoạt gia đình;
  • Phòng khám phải được xây dựng chắc chắn, đủ ánh sáng, có trần chống bụi, tường và nền nhà phải sử dụng các chất liệu dễ tẩy rửa làm vệ sinh;
  • Phòng khám chuyên khoa phải có buồng khám bệnh, chữa bệnh có diện tích ít nhất là 10m2 và nơi đón tiếp người bệnh.
  • Nếu phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt nếu có từ ba ghế răng trở lên thì diện tích cho mỗi ghế răng ít nhất là 5 m2.
  • Bảo đảm xử lý rác thải y tế theo quy định của pháp luật; bảo đảm vô trùng đối với buồng thực hiện thủ thuật.
  • Bảo đảm có đủ điện, nước và các điều kiện khác để phục vụ chăm sóc người bệnh

Về thiết bị y tế:

  • Có đủ thiết bị, dụng cụ y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn mà cơ sở đăng ký;
  • Có hộp thuốc chống choáng và đủ thuốc cấp cứu chuyên khoa.

Về nhân sự:

  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của phòng khám chuyên khoa phải là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên khoa răng hàm mặt và có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng tại chuyên khoa này.
  • Các đối tượng khác làm việc trong phòng khám chuyên khoa nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề (chứng chỉ nha khoa, điều dưỡng nha khoa) và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Việc phân công phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề của người đó.

2. Hồ sơ cần chuẩn bị và cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động;
  • Bản sao quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có vốn đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật, người phụ trách bộ phận chuyên môn và danh sách ghi rõ họ tên, số chứng chỉ, phạm vi hoạt động chuyên môn của từng người hành nghề đối với bệnh viện; bản sao chứng chỉ hành nghề của từng người hành nghề đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
  • Bản kê khai cơ sở vật chất, thiết bị y tế, bản mô tả mô hình tổ chức và hồ sơ nhân sự;
  • Tài liệu chứng minh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 43 của Luật Khám chữa bệnh;

Hồ sơ được đóng thành một bộ nộp tại Sở y tế. Trong vòng 90 ngày, Giám đốc Sở Y tế sẽ tổ chức thẩm định và quyết định cấp giấy phép hoạt động phòng khám, nếu không cấp phải nêu rõ lý do.

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 12/01/2017 08:13
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....