nhưng không phải con đường duy nhất.
Năm nay tôi 32 tuổi, đã có công việc ổn định. Mỗi lần mùa thi đến, nhìn học sinh tấp nập lo ôn thi, quyết tâm vào bằng được đại học mà tôi lại thấy lòng nôn nao.
Ngày đó tôi cũng như bao người bạn cùng lứa, phấn đấu hết sức mình cho một suất vào đại học. Không may mắn là năm đầu thi rớt, tôi mất thêm một năm nữa để ôn thi lại. Năm sau tôi vào được một trường xếp hạng tốp đầu ở Việt Nam. Nói vậy để các bạn biết lúc ấy, tôi và gia đình đã vui và tự hào như thế nào. Bao nhiêu dự định, ước mơ về một tương lai tươi sáng ở thành phố phồn hoa hiện ra trước mắt, làm tôi sống trong cảm giác lâng lâng quên ăn quên ngủ (tôi là một sinh viên từ tỉnh lẻ lên Sài Gòn học).
Tuy nhiên mơ mộng thế nào thì cũng phải trở lại thực tế. Những chuỗi ngày học đại học là những chuỗi ngày u ám và tăm tối nhất trong cuộc đời tôi tính đến hiện nay. Không phải tôi không cố gắng học, cũng không phải không có đam mê. Có điều môi trường ấy không cho sinh viên cái động lực để tiến lên. Nó chỉ là lý thuyết suông. Tôi còn nhớ bạn tôi năm đó, sau khi ra trường đứa thì xin làm nhân viên bán hàng, đứa về nhà nuôi tôm, đứa đi bộ đội… Có tới khoảng 5 đứa đi làm công nhân thời vụ ở nhà máy. Toàn những công việc không cần bằng cấp, học xong trung học cũng có thể đi làm rồi, trong khi đứa nào cũng có trong tay tấm bằng của trường đại học mà rất nhiều người mơ ước. Một vài đứa bí bách không biết làm gì thì thi lên cao học…
Tôi quyết tâm ngay lúc đó là phải thay đổi. Ngay khi cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, tôi đã quên nó đi và đăng ký vào học tại Trường trung cấp Bách nghệ Hà Nội. Vài đứa bạn nói tôi không bình thường. Lúc ấy tôi đã có một định hướng rõ ràng nên quyết tâm theo. Đến hiện tại thì tôi không có hối hận gì điều ấy, và vẫn đang sống tốt với cái nghề mình đã chọn.
Tôi chỉ có một nhắn nhủ đến những em học sinh trong đợt thi: Các em hãy cố gắng hết sức, bằng cấp có thể là điểm tựa để các em phát triển sau này, nhưng đừng quá ảo tưởng và đặt nhiều kỳ vọng vào nó quá! Đường đời còn nhiều chông gai mà không trường đại học nào dạy ta cả. Hãy làm theo những điều mình đam mê, nhưng hãy làm sớm và đừng để phải hối hận.
“Đúng ngành nghề - Sáng tương lai”
Những tấm gương thành tài không bằng Đại học
Có lẽ bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng có một sự thật là trên thế giới đã chứng kiến nhiều người thành công mà không sở hữu tấm bằng Đại học. Nổi tiếng nhất trong số đó là tổng thống Mỹ Abraham Lincoln. Sau năm đầu tiên đi học, ông quyết định tự học để trở thành Luật sư bằng cách nghiền ngẫm quyển Commentaries on the Laws of England của Blackstone. Trong thế giới thời trang có Coco Chanel, nhà sáng lập của hãng thời trang và một dòng nước hoa cùng tên, cũng đã giúp thương hiệu này tỏa sáng thế giới mà không cần học Đại học.
Thậm chí có nhiều tên tuổi còn bỏ ngang việc học phổ thông như Simon Cowell (người sáng lập ra các chương trình truyền hình thực tế như American Idol, The X Factor và Britain’s Got Talent) hay ông chủ của McDonald’s, Ray Kroc.
Còn ở Việt Nam, có thể điểm mặt 5 “anh tài” tỷ phú không học Đại học là ông Đoàn Nguyên Đức (chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai) với tài sản hơn 7.000 tỷ đồng cổ phiếu, ông Lê Phước Vũ (chủ tịch Tập đoàn Hoa Sen), ông Dương Ngọc Minh (chủ tịch Thủy sản Hùng Vương, tài sản 810 triệu đồng), bà Chu Thị Bình - Phó Chủ tịch kiêm Phó Tổng giám đốc MPC và bà Nguyễn Thị Như Loan - Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc công ty Quốc Cường Gia Lai (top 15 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam năm 2012)…
Tất nhiên việc kể tên những tấm gương làm giàu ở trên không phải để khuyến khích bạn rớt Đại học mà chỉ để chỉ ra rằng bạn vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi những con đường khác.
Con đường thứ nhất: Kinh doanh
Chưa bao giờ phong trào kinh doanh phổ biến như bây giờ. Ngay cả khi còn là học sinh, nhiều bạn đã sẵn sàng hùn hạp vốn liếng để kinh doanh theo sở thích nên cũng có ít nhiều kinh nghiệm mua bán. Sau sự cố rớt Đại học, họ thường quyết tâm chứng tỏ bản thân với gia đình bằng cách đầu tư lớn. Thông thường là kinh doanh áo quần, đồ hand-made nhưng cũng có những bạn dám kinh doanh cả đồ ăn, giải khát như trà chanh vỉa hè đến các món ăn đang thịnh như chè khúc bạch, bún đậu mắm tôm…
Với sự phổ biến rộng rãi của mạng Xã hội (đặc biệt là Facebook), việc quảng cáo, bán mua chưa bao giờ đơn giản hơn thế.
Lời khuyên từ Hotcourses: Bạn nên quan tâm chuẩn bị kĩ càng từ trước về kinh phí thực hiện, kế hoạch thu hồi vốn, tìm kiếm mặt bằng, liên hệ các đối tác, quảng cáo tới khách hàng… rồi hãy bắt tay đầu tư. Một điều cũng vô cùng quan trọng nữa là tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực này qua các kênh thông tin như sách báo, người thân, Internet vì đó là cách tốt nhất để bạn lường trước những điều có thể sẽ xảy đến trong quá trình “làm giàu”.
Con đường thứ hai: Thi thố tài năng
Những bạn trẻ đam mê các bộ môn ít tính hàn lâm sách vở (như ca hát, múa, thiết kế thời trang…) có lẽ sẽ tán đồng với phương án này. Có hàng tá những cuộc thi tìm kiếm nhân tài không chuyên, với nhiều ngành nghề khác nhau. Với những người tham gia và lọt vào các chương trình thực tế truyền hình, đây là cơ hội mang họ đến gần hơn với khán giả và chứng tỏ sở trường bản thân, trước khi xác định một lối đi chuyên nghiệp. Nếu mê ca hát, bạn có thể đăng lý thi Vietnam Idol, The Voice hay các cuộc thi hát chuyên nghiệp. Những ai mê làm thiết kế thời trang thì có Project Runway Vietnam, mong làm stylist có Xưởng thời trang. Trong lĩnh vực Người mẫu thì có Vietnam’s Next Top Model. Thậm chí những tài lẻ không giống ai cũng được chào đón tại Vietnam’s Got Talent…
Hotcourses nhắn bạn: Điều duy nhất bạn nên quan tâm là xác định năng lực của bản thân xem có thực sự đủ để thi thố hay không. Hãy xem đây là một cuộc đua nghiêm túc không chỉ hứa hẹn mang lại giải thưởng lớn mà còn là một cánh cửa cuộc đời cho riêng bạn.
“Đúng ngành nghề - Sáng tương lai”
Con đường thứ ba: Học nghề
Người Việt Nam mình có quan niệm học chữ quan trọng hơn học nghề và thật may là quan niệm này đang ngày càng trở nên lỗi thời. Hãy nhìn xung quanh bạn xem, có phải các bà các chị vẫn đang rỉ tai về một tiệm cắt tóc đắt đỏ và đông đúc mà phải hẹn trước cả tuần lễ mới có được cái hẹn làm tóc. Có phải bạn vẫn thường trầm trồ trước anh chàng bartender khéo léo nơi quán bar. Có phải bạn đã từng mơ được hiểu biết như anh chàng sửa xe ô tô ở gara đầu xóm để tha hồ “làm việc” với những dòng xe mới nhất, thậm chí làđược bắt tay vào “độ” chúng theo phong cách của mình. Có phải bạn cũng từng muốn là một người thợ may để có thể tự thiết kế và may cho mình những bộ đồ ưng ý nhất… Vậy thì tại sao không lều chõng đi học nghề để cho mình một cơ hội hô biến giấc mơ tuổi nhỏ thành sự thật?
Thời buổi mà nhà nhà có bằng Cao đẳng, Đại học, thậm chí là Thạc sĩ thì việc sở hữu một cái nghề trong tay đảm bảo sẽ giúp bạn thuận lợi hơn cho công cuộc tìm việc. Thậm chí bạn có thể vận dụng món nghề đó để kinh doanh sau này. Nếu thực sự có chí và tài năng, bạn sẽ không bao giờ chỉ dậm chân ở vai trò một anh thợ đâu, thật đấy!