Sau khi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội giao chỉ tiêu cho các trường công lập là 67.235 em, chiếm khoảng 66% tổng số dự kiến tốt nghiệp THCS. Tối 2/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 cho các trường THPT công lập và công lập tự chủ năm học 2019 - 2020. Theo đó, tổng chỉ tiêu là 67.235 em.
Trước đó, thống kê của Sở cho thấy sau khi kết thúc năm học 2018 - 2019, dự kiến toàn thành phố có 101.460 em xét tốt nghiệp THCS. Như vậy, số học sinh có cơ hội vào các trường THPT công lập chiếm khoảng 66%. Hơn 34.000 em còn lại sẽ phải học cấp ba tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoặc học nghề.
Theo tâm lý của khá nhiều phụ huynh ở Hà Nội hiện nay, con cái học tập trong trường tư thục, trung tâm bồi dưỡng thường xuyên sẽ “mất giá”.
Thế nên nhiều người nhất quyết muốn con phải có tên trong một trường công lập.
Điều này đã làm cho cuộc đua của các sĩ tử vào lớp 10 công lập hàng năm quá tải, đặc biệt là năm nay (bởi sự bùng nổ dân số 15 năm về trước).
Phụ huynh sẽ phải chọn cho con một môi trường học tập phù hợp vì “không thể để lứa tuổi này lông bông suốt ngày chờ năm sau thi lại”.
Có khá nhiều phương án để phụ huynh lựa chọn sau khi học sinh đã bị loại. Chúng tôi sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh cũng như các em học sinh những gợi ý tham khảo sau đâu.
Trường tư thục là sự lựa chọn đầu tiên của nhiều gia đình khá giả
Một số gia đình gần trường chọn cho con học trường tư thục bán trú. Mức học phí phải đóng hàng tháng ít nhất từ 3 triệu đồng trở lên.
Dù cao so với mức thu nhập bình quân của nhiều gia đình nhưng phụ huynh vẫn quyết tâm “thắt chặt chi tiêu cho con được nhập học”.
Hình thức thứ hai là học nội trú tại trường, phần lớn dành cho dân ngoại tỉnh có kinh tế khá giả, một số gia đình không có điều kiện chăm con.
Có điều mức đóng học phí rất cao, vượt xa thu nhập của phần đông các gia đình.
Trường ít nhất khoảng 8 triệu đồng/tháng, trường cao số tiền phải nộp còn lên tới 10-12 triệu đồng/tháng.
Đó là chưa kể khoản tiền đầu năm mới vào trường phải đóng (gồm tiền xây dựng, tiền ủng hộ, quỹ lớp, đồng phục, bảo hiểm…) lên đến gần 20 triệu đồng. Trong quá trình học, còn phát sinh tiền mua tài liệu, in sao đề ôn tập, tiền học Anh văn nâng cao, tiền quỹ lớp, tiền tham quan…
Đăng ký học trung cấp
Một số học sinh được cha mẹ đồng ý cho học trung cấp. Sau 3 năm học ra trường các em vừa có bằng tốt nghiệp phổ thông vừa có bằng trung cấp một nghề. Hiện giờ các trường trung cấp đào tạo các ngành nghề đều gắn liền với việc làm sau khi tốt nghiệp. Đây là lựa chon thông minh dành cho các bậc phụ huynh mong muốn con mình có công ăn việc làm ổn định sau khi ra trường. Đăng ký học trung cấp hệ 3 năm đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) TẠI ĐÂY.
Nhiều học sinh đã có công ăn việc làm ổn định trong khi một số bạn lại ở nhà ôn tiếp một năm, học 3 năm phổ thông nhưng khi thi đại học lại trượt, hoặc trúng đại học nhưng ra trường cũng không có việc làm phải xin đi làm công nhân.
Tính ra, các em đã chậm ít nhất là 4 năm so với các bạn đã đi học nghề ngay từ đầu.
Học văn hóa tại các trung tâm giáo dục thường xuyên
Một số ít học sinh chấp nhận học bổ túc tại các trung tâm giáo dục thường xuyên. Do chương trình đào tạo được rút nhẹ hơn với hệ công lập, lại không phải học ôm đồm nhiều môn. Bên cạnh đó, tiền học phí phải đóng khá thấp, đã tạo thuận lợi cho học sinh có lực học yếu và gia đình khó khăn được theo học. Nhiều hình thức đào tạo như thế đã mở ra nhiều sự lựa chọn cho học sinh trượt lớp 10 công lập hiện nay.
Không lo thiếu chỗ học, chỉ lo phụ huynh chưa biết cách tìm trường học phù hợp với gia cảnh và lực học của con mình. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn miễn phí. 0983.895.591.