HD làm hồ sơ

Truyền thông-Học gì và làm gì với Kỹ thuật điện tử truyền thông?

Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông (tên gọi cũ là ngành Điện tử Viễn thông)

là ngành sử dụng các công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị và phương tiện giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người được thuận lợi trong các điều kiện không gian và thời gian khác nhau.

Từ thiết bị vệ tinh trên bầu khí quyển đến các đường cáp ngầm xuyên đại dương, từ chiếc máy thu hình, điện thoại cố định, di động, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… tới các thiết bị điện tử tích hợp có kích thước siêu nhỏ trong các hệ thống truyền thông, tất cả đã kết nối và hình thành nên hệ thống mạng truyền thông tin liên lạc toàn cầu. Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông đào tạo, nghiên cứu, và giảng dạy tất cả các vấn đề liên quan để tạo nên mạng thông tin toàn cầu đó.
Ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông đưa tri thức của loài người đến mỗi người và ngược lại, tạo ra một thế giới thân thiện và gần gũi nhau. Ở Việt Nam, ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Nhu cầu về nhân lực trong ngành rất lớn.

Thời gian đào tạo, văn bằng được cấp
– Thời gian đào tạo: 5 năm (Đối vơi học sinh tốt nghiệp THPT)
                                 1,5 năm (Đối với những bạn tốt nghiệp CĐ chính quy, CĐ nghề)
                                 2,5 năm (Đối với những bạn tốt nghiệp TCCN, Trung cấp nghề)
– Văn bằng được cấp: Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông
Các khối kiến thức được đào tạo trong toàn bộ chương trình
Đào tạo kỹ sư có trình độ chuyên môn về lĩnh vực điện tử và truyền thông. Sinh viên có khả năng tiếp cận với công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và nắm bắt được hoạt động của các mạng truyền thông hiện đại, qua đó có thể làm chủ được các trang thiết bị điện tử, thiết bị truyền dẫn đang được ứng dụng rộng rãi trong các mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu, …
Các chuyên ngành đào tạo thuộc ngành Công nghệ kỹ thuật Điện tử, Truyền thông:
– Chuyên ngành Công nghệ Điện tử viễn thông: Đào tạo chuyên sâu về thiết kế, chế tạo, vận hành và khai thác các thiết bị điện tử trong các hệ thống viễn thông hiện đại.
– Chuyên ngành Hệ thống viễn thông: Đào tạo chuyên sâu về các hệ thống mạng viễn thông hiện đại như mạng thông tin di động thế hệ mới, mạng thông tin quang, mạng thông tin vệ tinh, hệ thống định vị toàn cầu, hệ thống phát thanh – truyền hình, …
– Chuyên ngành Công nghệ và thiết bị di động: Đào tạo chuyên sâu về thiết kế, chế tạo, lập trình các thiết bị di động như máy điện thoại di động, máy tính bảng, thiết bị kỹ thuật số cá nhân PDA, thiết bị dẫn đường Navigation, thiết bị định vị GPS,…
Cơ hội việc làm:
Sinh viên học ngành Công nghệ kỹ thuật điện tử, truyền thông khi tốt nghiệp được cấp bằng Kỹ sư Công nghệ kỹ thuật  điện tử, truyền thông và có thể làm việc như:
* Kỹ sư thiết kế, chế tạo vi mạch, thiết bị điện tử, viễn thông, hệ thống mạng truyền thông trong các công ty, tập đoàn thuộc lĩnh vực Điện tử Viễn thông, đặc biệt là các tập đoàn quốc tế lớn như Samsung Electronics, Ericsson, Alcatel. Đặc biệt tập đoàn Samsung đã xây dựng nhà máy lớn nhất thế giới tại Thái Nguyên tập trung sản xuất các thiết bị đầu cuối viễn thông như điện thoại di động, máy tính bảng,…
* Kỹ sư thiết kế, xây dựng, triển khai hệ thống điện tử viễn thông, các mạng viễn thông thế hệ mới, các hệ thống phát thanh, truyền hình cho các tập đoàn, doanh nghiệp Viễn thông như VNPT, Viettel, VTI, VTN, VDC, VTC, AVG,… Các Bưu điện trung tâm, thành phố, Đài phát thanh, truyền hình tại các tỉnh trong cả nước; Đặc biệt hiện tại tập đoàn Viettel đã trở thành nhà mạng viễn thông lớn thứ 15 thế giới và triển khai mạng lưới viễn thông tới khắp các châu lục.
* Kỹ sư thiết kế và lập trình hệ thống nhúng ứng dụng trên điện thoại di động cho các nhà máy sản xuất điện thoại di động của các tập đoàn lớn như Samsung Mobile, Nokia/Microsoft, LG Mobile và các công ty sản xuất phần mềm di động.
Cán bộ quản lý kinh tế, xây dưng chiến lược sản xuất kinh doanh các dịch vụ, sản phẩm, thiết bị viễn thông trong các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân.
* Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy tại các Viện nghiên cứu, cơ sở đào tạo thuộc lĩnh vực

Điện tử viễn thông.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đại học, có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Điện tử truyền thông

Học gì và làm gì với Kỹ thuật điện tử truyền thông?
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quảng cáo, truyền thông và việc ứng dụng rộng rãi của điện tử, ngành Kỹ thuật điện tử, Truyền thông đang nhận được sự quan tâm của nhiều người, nhất là những bạn trẻ, đam mê khoa học kỹ thuật và yêu thích lĩnh vực điện tử truyền thông. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu để trả lời cho câu hỏi ngành Kỹ thuật điện tử truyền thông là gì, học gì và làm gì? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản về ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông.

Hiểu một cách đơn giản thì Kỹ thuật điện tử, truyền thông là ngành sử dụng các công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và thiết bị điện tử như: máy thu hình, điện thoại, máy tính cá nhân, máy tính bảng,… nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu, giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi trong những điều kiện không gian và thời gian khác nhau.
Theo học ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông, sinh viên sẽ được đào tạo kiến thức chuyên môn về lĩnh vực điện tử và truyền thông như mạng không dây; mạng truyền số liệu; vi ba số; hệ thống phát thanh truyền hình; công nghệ phân tích và xử lý tín hiệu, âm thanh, hình ảnh. Sinh viên có khả năng tiếp cận, nắm bắt các công nghệ kỹ thuật điện tử tiên tiến và hoạt động của mạng truyền thông hiện đại; đồng thời có khả năng thiết kế, xây dựng, khai thác, vận hành, sử dụng, bảo trì các thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông. Ngoài ra, tại những trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật điện tử, truyền thông có uy tín như trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông,... sinh viên còn được rèn luyện phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, tư duy hệ thống và tư duy phân tích, kỹ năng trình bày, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả,...
Vậy học Kỹ thuật điện tử, truyền thông có thể làm việc ở đâu?
Sau khi tốt nghiệp, các Kỹ sư Điện tử, truyền thông có thể làm việc tại các đài phát thanh truyền hình, công ty tư vấn thiết kế mạng viễn thông, công ty thiết kế sản xuất vi mạch, công ty sản xuất các thiết bị điện tử viễn thông. Có thể đảm nhận vai trò Giám đốc kỹ thuật, Trưởng bộ phận kỹ thuật tại các công ty, doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử, viễn thông, truyền thông.

------------------------------------------------------

THÔNG TIN TUYỂN SINH LIÊN THÔNG TỪ TRUNG CẤP, CAO ĐẲNG LÊN ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY 2015.
Ngành: Công nghệ thông tin; Công nghệ KT Điện tử, Truyền thông; Công nghệ KT điện, Điện tử; Công nghệ KT điều khiển và tự động hoá; Hệ thống thông tin quản lý; Quản trị văn phòng.
Địa chỉ: Số 1, Hoàng Văn Thụ - Phường Nguyễn Trãi - Hà Đông - Hà Nội
(Chỉ dẫn: Cách Bưu điện Hà Đông 200m, đối diện Trường Tiểu học Nguyễn Trãi)
Điện thoại: 04.3999.8991; 0983.895.591; 
Đăng ký học tại đây.

Tác giả: xettuyendaihoc.net.vn ; xuất bản: 29/05/2015 09:13
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét

Thông tin tuyển sinh 2020, Tư vấn tuyển sinh, tư vấn giáo dục, tuyển sinh Y sỹ, Y học cổ truyền , Dược sỹ năm 2020; tuyển sinh Cao đẳng, Đại học chính quy năm 2020; tuyển sinh liên thông ngành Sư phạm Mầm non năm 2020, tuyển sinh liên thông TC, CĐ lên ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Bách khoa Hà Nội ....